- Kỹ năng nhân sự: khả năng giao tiếp, lãnh đạo, động viên...Tùy vào nhà quản lý đang
ở vị trí nào mà yêu cầu đối với các kỹ năng đó có thể khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 6 kỹ năng cơ bản nhất của tất cả các nhà quản lý.
- Kỹ năng giao tiếp: Một quản lý giỏi giao tiếp là người biết đưa ra chỉ đạo hiệu quả và biết lắng nghe. Những quản lý này có thể xử lý thông tin hiệu quả và truyền đạt lại cho nhân viên một cách rõ ràng.
- Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với nhà quản lí. Nhà quản
lý phải biết cách hoạch định các mục tiêu rõ ràng và giao việc hợp lý dựa trên kinh nghiệm, khả năng, ưu điểm của từng nhân viên.
- Kỹ năng thích ứng: Khi biết cách thích ứng nhanh chóng với các tình huống bất ngờ,
nhà quản lý sẽ hỗ trợ nhóm của mình điều chỉnh theo. Thích ứng cũng đồng nghĩa với tư duy sáng tạo và tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề cũ.
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Những nhà quản lý hiệu quả luôn cố gắng xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với nhóm làm việc của họ. Ngoài ra, nhà quản lý hiệu quả sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải các mâu thuẫn một cách công bằng và tạo được sự đoàn kết trong nội bộ nhóm.
- Kỹ năng phát triển nhân viên: Các quản lý giỏi luôn xác định được thời điểm thích
hợp để phát triển nhân viên. Quản lý hiệu quả là người biết huấn luyện và tạo điều kiện cho nhân viên của mình được đào tạo, nâng cao kỹ năng và tay nghề.
- Kỹ năng phát triển bản thân: Một nhà quản lý hiệu quả nhận thức được tầm quan trọng của việc phát
Ví dụ: người quản lý cần có đầy đủ các phẩm chất cũng như về kỹ năng sống như một người quản lý ít nhất cũng trải qua đại học và nhiều năm kinh nghiệm học tập và làm việc. Cũng như kỹ năng phát triển bản thân, kỹ năng lãnh đạo được mọi người và công ty giao phó trọng trách để gánh vác.
3.1.2.7. Phẩm chất của quản lý
Phẩm chất của con người được thể hiện qua hành vi, đó là quan điểm, là ý thức, là các phẩm chất nghề để người thực hiện công việc có đủ năng lực để thực hiện công việc được giao. Nhà quản lí cần một số phẩm chất sau:
- Sự hiểu biết và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không
hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ mà còn cần hiểu biết thêm về các kiến thức xã hội, pháp luật,...
- Tầm nhìn và sự quyết đoán: Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của
nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược
phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.
- Dũng cảm và kiên trì: Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất
bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn. Niềm hy vọng và lòng kiên trì, không ngại khó khăn là động lực lớn để phát triển doanh nghiệp.
- Óc sáng tạo, trí thông minh. Người lãnh đạo, quản lý phải luôn tư duy, tìm tòi, tạo ra
cái mới, cái khác lạ có giá trị cho sự phát triển của con người và xã hội, cải tạo cái cũ, lạc hậu.
3.1.2.8. Điều kiện thể chất, điều kiện làm việc của quản lý
- Cơ sở vật chất tốt: Cơ sở vật chất ở đây được nói chung chính là các thiết bị văn
phòng được trang bị một cách tốt nhất để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu làm việc cho nhân viên ví dụ như: vi tính, máy in,… là những vật dụng thiết yếu của một doanh nghiệp dù là ở bất kỳ ngành nghề nào.