VI. TIÊU CHUẨN NHÂN SỰ: 1 Trình độ học vấn :
5. Yêu cầu về thể chất:
Tuổi đời: trên 30 tuổi Sức khoẻ: tốt
Ngoại hình: bt Chiều cao: bt
3.4 Đánh giá chung về công tác phân tích công việc cho vị trí quản lý
3.4.1. Ưu điểm
+) Ban giám đốc cũng đã quan tâm đến công tác phân tích công việc của công ty. X
+) Quản lý cấp cao, quản lý phòng nhân sự phối hợp với các phòng ban khác đảm bảo phân công rõ ràng giúp cho quá tình quản lý được thống nhất và dễ dàng thực hiện, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
+) Công ty đã thiết kế được danh sách công việc cho một số vị trí quản lý quan trọng, điều này đã giúp cho cá nhân, cán bộ quản lý phòng ban chức năng hình dung được công việc mà phòng mình đảm nhận, hiểu hơn về công việc và vị trí quản lý mình làm.
+) Giữa phòng nhân sự và phòng ban khác có mối quan hệ biện chứng với nhau. Quá trình phân tích công việc được thực hiện tuần tự, từ phòng nhân sự sẽ có công văn hướng dẫn đề nghị các phòng ban khác thực hiện công tác phân tích công việc giúp cho quá trình làm việc của các phòng ban không bị chồng chéo lên nhau.
+) Quy trình phân tích công việc được thực hiện khoa học, điều này giúp cho cán bộ, nhân viên của công ty nhận diện công việc dễ dàng hơn trong việc thu thập và phân tích thông tin thu thập được.
+) Chức danh công việc: Viettel đã tiến hành xác định đầy đủ các chức danh công việc, chức danh công việc phản ánh đúng chức năng người quản lý và khả năng của người quản lý.
+) Mục đích : Viettel đã đề ra được mục đích của việc thiết kế và phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.
+) Nhiệm vụ: Viettel cũng đã đưa ra được các nhiệm vụ rõ ràng, chi tiết và cụ thể cho các vị trí quản lí trong công ty, nhờ vậy mà nhân viên dễ dàng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không bị thồng chéo công việc.
+) Quyền hạn: Trong tất cả các bản mô tả công việc của Viettel thì quyền hạn của mỗi vị trí đều đã được phân ra rõ ràng, tránh mâu thuẫn nội bộ trong công ty.
+) Mối quan hệ: Viettel đã chỉ ra rõ ràng các mối quan hệ như ai báo cáo cho ai, ai theo lệnh ai,
+) Các yêu cầu trong công việc: Mỗi vị trí công việc đều có những yêu cầu riêng nhất định, tuy nhiên cũng có những đặc điểm chung. Như tính chung thực, sáng tạo, nhiệt huyết với nghề,...những yêu cầu mà Viettel đặt ra với cán bộ nhân viên không quá khắt khe cũng không quá dễ dàng, nhờ đó tạo nên một tập thể vững mạnh, luôn phát triển theo xã hội.
Nguyên nhân: Ban quản lý của công ty Viettel đã nhận thức được tầm quan trọng của công việc phân tích công việc trong quản trị nhân lực, từ đó xây dựng một bộ máy quản trị nhân lực đúng quy mô và có hệ thống giúp các phòng ban làm việc tốt hơn.
3.4.2. Nhược điểm
+) Bản mô tả công việc của vị trí quản lí mới chỉ ra được mô tả công việc, yêu cầu công việc. Còn thiếu sót ở một số nội dung sau:
Thông tin chung về công việc chưa đầy đủ khi mới đưa ra được chức danh công việc.
Mục đích công việc trình bày vào văn bản còn dài dòng chưa ngắn gọn, rõ ràng. Chưa xác định rõ trách nhiệm của vị trí quản lí trong mối quan hệ báo cáo. +) Chưa có một công trình phân tích công việc cụ thể, công tác phân tích công việc chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số bộ phận, kết quả phân tích công việc chưa thực sự hiệu quả và khá là mờ nhạt.
+) Các phòng ban cũng chưa xây dựng được đầy đủ các văn bản phân tích công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và yêu cầu công việc đối với người thực hiện chưa cụ thể.
+) Sự phân loại thông tin trong bản mô tả công việc còn hạn chế, sự sắp xếp thông tin không tránh khỏi những lộn xộn thiếu hợp lý và không phân biệt rõ những nhiệm vụ, trách nhiệm với những quyền hạn của người lao động.
Nguyên nhân: Lãnh đạo còn chủ quan trong vấn đề phân tích công việc. Công ty chưa có đội ngũ làm quản trị nhân lực chuyên nghiệp mà công việc lại bàn giao từ trên xuống các phòng ban khiến công tác phân tích công việc mờ nhạt và khó khăn với nhân lực làm công tac phân tích công việc. Hơn nữa việc phân tích công việc của vị trí quản lý lại là một công việc khó khăn hơn so với các vị trí làm công việc giản đơn, vị trí quản lý yêu cầu cao và bao hàm nhiều hơn...
3.5. Đề xuất hoàn thiện
+) Tiếp tục phát huy điểm mạnh, cair thiện những thiếu sót.
+) Lãnh đạo nên quan tâm nhiều hơn đến công tác phân tích công việc vì đây là nhân tố
quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc về lâu về dài.
+) Đào tạo cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình phân tích công việc: Cần đào tạo cán bộ nhân sự các kiến thức chuyên môn sâu rộng về nhân sự, các kỹ
năng,...Ngoài ra cán bộ nhân sự cần phải hiểu biết các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000. Công ty có thể tiến hành đào tạo nhân sự như cử đi học các khóa học kỹ năng do chuyên gia hàng đầu giảng dạy, tham gia các buổi training, buổi hội thảo, cử cán bộ nhân viên đi tham dự học hỏi,..
+) Nâng cao nhận thức của quản lý trực tiếp các phòng. Cán bộ nhân sự cần có trách nhiệm với công việc của mình.
+) Cải tiến quy trình phân tích công việc cho vị trí quản lý của Viettel : Các bước tiến hành trong quy trình phân tích công việc cho vị trí quản lý còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sót: Như mục đích của phân tích công việc cho vị trí quản lý còn chưa rõ ràng ngay từ đầu, những thông tin thu thập được còn chưa chính xác, bản phân tích công việc còn chưa có đầu tư riêng biệt. Công ty nên chú trọng ngày từ đầu vào công việc phân tích, kiểm tra tính chính xác của thông tin, nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên. Công ty nên xây dựng một quy trình phân tích công việc rõ ràng, thường xuyên cập nhật lại bản mô tả công việc.