cao hiểu biết về LDN 2005 trước khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp
trong thời gian qua, một phần là do những quy định của Luật chưa phù hơp. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết của các chủ thể tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp về LDN và các văn bản hướng dẫn LDN cũng là nguyên nhân không nhỏ làm cho những tranh chấp diễn ra ngày càng nhiều. Các nhà đầu tư khi tham gia góp vốn phải tìm hiểu kỹ những quy định của Luật về thủ tục, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp vì:
- Nâng cao hiểu biết về luật giúp các
nhà đầu tư hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện góp vốn theo Luật để tránh xảy ra những mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Khi tham gia góp vốn, các chủ thể phải thực hiện theo đúng những thủ tục mà LDN quy định. Nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm và hơn nữa là bị thiệt thòi vì sự kém hiểu biết của mình. Ví dụ như khi góp vốn vào công ty không làm những chứng từ cần thiết để chứng minh đã hoàn thành việc góp vốn hay không có đủ chứng từ chứng minh tư cách thành viên của mình thì khi xảy ra tranh chấp trong nội bộ công ty rất khó có thể được hưởng đầy đủ quyền lợi.
- Ở mức độ rộng hơn, việc hiểu về
Luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp cẩn trọng hơn, tự bảo vệ mình khỏi sự lừa đảo của đối tác làm ăn. Ví dụ như trường hợp doanh nghiệp phải chịu thiệt hại khi làm ăn với đối tác là một doanh nghiệp có số vốn điều lệ ảo quá nhiểu. Hậu quả là không được thanh toán tiền và cũng không thể đòi được do phía đối tác không có khả năng chi trả. Từ thực tế trên, doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra năng lực đối tác trước khi ký kết hợp đồng. Cần phải hiểu được những quy định của Luật về vấn đề cam kết góp vốn để không bị nhầm lẫn rằng vốn Điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện năng lực tài chính vì đó chỉ là số vốn mà doanh nghiệp cam kết góp.
Còn sau đó họ có góp hay không, hoặc đã góp rồi nhưng số vốn đó có còn hay không lại là chuyện khác. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho mình, trước khi tiến hành giao dịch doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ đối tác xem số vốn thực góp hoặc các hoạt động trước đó của doanh nghiệp có đủ tin tưởng hay không.
quan trọng để các chủ thể có thể tự bảo vệ mình và tránh tranh chấp xảy ra. Do đó, ngoài việc các tổ chức, cá nhân khi có ý định góp vốn thành lập doanh nghiệp phải tự nâng cao kiến thức thì những cơ quan quản lý nên tổ chức những lớp bổ sung kiến thức cho doanh nghiệp. Kèm theo đó, Phòng đăng ký kinh doanh tại các Tỉnh, Thành phố cũng cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn việc thành lập doanh nghiệp nói chung, góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng cho các chủ thể bằng việc hướng dẫn chi tiết khi đăng ký kinh doanh, đưa những thông tin cần thiết trên mạng thông tin điện tử, tổ chức những cuộc thi hiểu biết về thành lập doanh nghiệp và thành lập bộ phận riêng tư vấn, trả lời những câu hỏi, thắc mắc về thành lập doanh nghiệp tại địa phương hướng dẫn các chủ thể thực hiện góp vốn, thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật.
KẾT LUẬN
Việc thành lập doanh nghiệp trên thực tế hiện nay đang là một vấn đề đang được quan tâm nhiều do số lượng doanh nghiệp được thành lập đang tăng mạnh trong thời gian qua. Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới và phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, những quy định về việc thành lập công ty, đặc biệt là vấn đề góp vốn thành lập công ty cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện hơn. Điển hình là việc LDN năm 2005 đã mở rộng đối tượng áp dụng LDN năm 2005 đến các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Quy định này là một bước tiến mới trong việc mở của kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới, thúc đầy kinh tế nước nhà phát triển hơn.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những quy định không rõ ràng, không đồng bộ và thiếu tính thực thi trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp đã dẫn đến nhiều tranh chấp xảy ra trong thời gian qua và gây khó khăn trong thực tiễn. Những tranh chấp về góp vốn xảy ra cả trong nội bộ công ty và cả với các đối tác, khách hàng bên ngoài. Ngoài ra, đã xó nhiều đối tượng tận dụng những “kẽ hở”của pháp luật, có hành vi lừa đảo trong kinh doanh. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từng ngày đòi hỏi những quy định của pháp luật phải đi trước, có những dự liệu đê điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh kinh tế. Tuy nhiên, với hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, Luật vẫn còn thiếu những quy định phù hợp với hoàn cảnh kinh tế. Do đó, mặc dù có những hành vi góp vốn xảy ra trên thực tiễn nhưng do chưa có quy định cụ thể của pháp luật khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và mỗi doanh nghiệp lại có những cách giải quyết khác nhau gây khó khăn trong việc quản lý của cơ quan Nhà nước.
Những hoạt động thành lập doanh nghiệp, trong đó có việc góp vốn dự đoán sẽ vẫn tăng nhanh trong thời gian tới. Vì thế, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp luật để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO