Quy định rõ trách nhiệm khi định giá sai tài sản góp vốn thành

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 76 - 78)

doanh nghiệp.

LDN 2005 đã quy định rõ ràng trách nhiệm của các thành viên, cổ đông sáng lập về việc định giá sai tài sàn góp vốn bằng “ số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.” Tuy nhiên, thời điểm thực hiện nghĩa vụ này thì chưa được xác định rõ ràng. LDN nên bổ sung thêm thời điểm các thành viên, cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm khi định giá

sai tài sản. Thời điểm để các thành viên, cổ đông sáng lập phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá nên được quy định là ngay tại thời điểm phát hiện vi phạm. Bởi vì phạt hành chính là chưa đủ mà còn phải yêu cầu những thành viên tham gia định giá tài sản phải khắc phục hậu quả ngay khi phát hiện ra vi phạm. Hơn nữa, khi phát hiện có vi phạm, LDN nên có hướng yêu cầu những thành viên cùng thỏa thuận định giá tài sản phải liên đới chịu trách nhiệm và bằng tài sản cá nhân số giá trị chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản đồng thời bồi thường những thiệt hại phát sinh nếu có xuất phát từ việc định giá sai tài sản.

3.2.3. Một số giải pháp khác.

3.2.3.1.Bổ sung vào Luật hình sự chế tài xử phạt đối với chủ thể không góp vốn theo cam kết.

Nhà nước đã rất tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể góp vốn nên để các thành viên, cổ đông sáng lập tự thỏa thuận trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp: loại tài sản được góp vốn, định giá tài sản góp vốn và cả việc góp vốn theo cam kết. Doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau về việc cam kết góp vốn đồng thời tự chịu trách nhiệm khi góp vốn không đúng theo cam kết như “ tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ” đối với công ty TNHH MTV hay việc thành viên đó mất đi tư cách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hơn nữa, LDN cũng không có quy định về quy chế giám sát, biệc pháp xử lý trong trường hợp các thành viên công ty TNHH thỏa thuận không góp vốn hoặc khai khống vốn. Điều này tuy rằng có tạo điều kiện cho các nhà đẩu tư khi thành lập doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra cơ hội cho các công ty ma hình thành. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn là khi khách hàng, các đối tác làm ăn của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề từ việc khai khống, không góp vốn theo cam kết của các thành viên công ty. Khi ấy, doanh nghiệp không chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi công ty mà còn phải có nghĩa vụ đối với những khách hàng, đối tác bị thiệt hại.. Tuy nhiên, bản thân các văn bản quy phạm pháp luật hiện có về vấn đề góp vốn cũng không có những cơ chế vận hành để cơ quan tố tụng có thể áp dụng khi giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện dạng này, gây thiệt hại to lớn cho những người bị hại. Vì thế, Nhà nước cần bổ sung thêm những quy định về việc giải quyết

tranh chấp như trên để có thể làm thỏa đáng yêu cầu của người bị hại.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao cần có nghị quyết hướng dẫn về vấn đề này

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w