Về loại tài sản được phép góp vốn vào doanh nghiệp

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 38 - 41)

Các loại tài sản được phép góp vốn theo quy định tại Điều 4 LDN là “ tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty” LDN năm 2005 đưa quyền tự do kinh doanh của các chủ thể lên làm một trong những quyền cơ bản nhất, nó được thể hiện trong các quy định của LDN từ khi thành lập doanh nghiệp đến quản lý

doanh nghiệp. Quy định về góp vốn như trên cũng là một trong những quy định rất linh hoạt, cho phép các nhà đầu tư, các chủ thể góp vốn không chỉ được góp vốn bằng các loại tài sản được liệt kê ra mà vẫn có những “tài sản khác” được phép góp vốn nếu các thành viên cùng góp vốn thỏa thuận và đưa vào Điều lệ công ty. Như vậy, mọi tài sản đều có thể dùng để góp vào công ty nhưng nó có trở thành phần vốn góp vào công ty hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu về các loại vốn và sử dụng vốn của công ty đó. Trên thực tế, các chủ thể khi góp vốn để trở thành thành viên công ty sử dung khá nhiều “tài sản khác” để góp vốn như: giấy chứng nhận cổ phần. giấy nhận nợ. Về bản chất, tất cả các tài sản mang đi góp vốn đều là tiền, tuy không phải tiền mặt. Các thành viên sáng lập buộc phải cân nhắc về tính thanh khoản cũng như giá trị của những tài sản không phải tiền măt để từ chối hay tiếp nhận quan hệ góp vốn đồng thời phòng ngừa rủi ro.

LDN năm 1999 cũng cho phép các chủ thể góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, điểm khác biệt là tại Nghị định 102 đã hướng dẫn chi tiết hơn về việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ tại Điều 5 như sau “ Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn” Quy định này được coi là một trong những “làn gió mới” mà nghị định 102 mang đến cho bổ sung cho quy định góp vốn tại LDN. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt của tài sản vô hình, đây là tài sản do con người sáng tạo ra, không thể xác định được bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị vì có khả năng sinh lợi lớn và thường được pháp luật bảo vệ. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến hơn do với trước đây. Hơn thế nữa, Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 ra đời bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng khiến cho việc chuyển nhượng các giá trị quyền sở hữu trí tuệ trở lên minh bạch và rõ ràng hơn. Vì thế, việc quy định chi tiết góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ là một điều cần thiết để đảm bảo hoạt động góp vốn diễn ra thuận lợi hơn.

2.1.2. Định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn, như đã đề cập ở trên, rất đa dạng và không phải đều là tiền mặt trong khi vốn Điều lệ cần phải thể hiện một con số chính xác tổng số tiền mà các thành viên góp vốn và phần vốn góp của mỗi người. Vì thế, đối với mỗi tài sản được góp vốn mà không phải là tiền mặt thì đều cần phải được định giá. Điều 30 LDN năm 2005 quy định. “Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá”.

Thẩm quyền định giá : Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn cũng được xác định rõ ràng là các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. LDN đã rất tôn trọng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư bằng việc cho phép họ được chủ động định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp, tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của giá trị tài sản góp vốn. Việc định giá cũng được phân chia thành hai trường hợp dựa vào thời điểm góp vốn vào công ty của thành viên: góp vốn khi thành lập doanh nghiệp và góp vốn trong quá trình hoạt động. Đối với trường hợp góp vốn khi thành lập doanh nghiệp, Điều 30 quy định chỉ các thành viên sáng lập là người được quyền định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc nhất trí mà không tính đến trường hợp các thành viên sáng lập gặp khó khăn trong việc định giá thì phải thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Xử lý trường hợp định giá sai tài sản: Trong trường hợp định giá sai tài sản, những chủ thể tham gia định giá sẽ bị xử lý như quy định tại Điều 30 như sau: “nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.” Việc quy định trách nhiệm liên đới giữa các thành viên, cổ đông sáng lập làm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của những người cùng định giá, giúp cho việc định giá được chính xác và khách quan hơn. Hơn nữa, Nhà nước đã rất tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể khi thành lập doanh nghiệp nên đã để cho những thành viên, cổ đông sáng lập tư định giá tài sản và cũng tự chịu trách nhiệm về giá trị tài sản được định giá.

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w