Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 46 - 52)

2.2.1.1. Về tiến độ góp vốn

LDN năm 2005 và năm 1999 đã có bước tiến quan trọng khi đề cập đến khái niệm “vốn cam kết góp” vào doanh nghiệp giúp loại trừ trường hợp thành viên công ty cam kết góp nhiều nhưng thực góp ít và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của chủ nợ. Hơn nữa, việc cho phép các thành viên có thể cam kết góp vốn, không cần phải góp tất cả một lần ngay khi thành lập doanh nghiệp là một quy định linh hoạt, trên thực tế được áp dụng rất nhiều khi các chủ thể thành lập doanh nghiệp. Đối với loại hình công ty TNHH, các thành viên có thể thoả thuận cụ thể tiến độ góp vốn vào công ty; có thể góp một lần hoặc góp làm nhiều đợt mà không nhất thiết phải góp đủ ngay sau khi đăng ký thành lập công ty. Quy định này tạo Điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư do:

chưa có nhiều dự án kinh doanh lớn cũng như chưa cẩn huy động quá nhiều vốn. Chỉ đến khi đã hoạt động được một thời gian, có nhiều mối quan hệ trên thị trường cũng như cần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới cần nhiều vốn. Do vậy, các thành viên có thể cam kết góp vốn trong một thời hạn nhất định, phù hợp vối số vốn cần có của doanh nghiệp trong điều kiện phù hợp đồng thời tránh dư thừa vốn nhàn rỗi gây lãng phí.

- Thứ hai, quy định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thành viên góp vốn khi điều kiện khi góp vốn chưa cho phép có nhiều tài sản góp vốn nhưng vẫn muốn có quyền quản lý cũng như tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi cao hơn số vốn thực góp.

Tuy nhiên, với khái niệm vốn cam kết góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên trong LDN 2005 vẫn còn có một lỗ hổng khá lớn khi không quy định thời hạn cụ thể cho việc cam kết góp. Như vậy, có thể hiểu LDN đã để cho các thành viên tự quyết định và thỏa thuận với nhau về thời hạn góp vốn, được quy định trong Điều lệ công ty. Việc không có thời hạn cụ thể chung cho tất cả các doanh nghiệp khiến cho việc kiểm soát tiến độ, quá trình góp vốn trở lên khó khăn. Mãi đến khi Nghị định 102/2010/NĐ-CP được ban hành mới làm sáng tỏ được vấn đề này. Điều 18 Khoản 1 của nghị định quy định như sau “Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó” Từ đó, giới hạn thời hạn tối đa mà các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải góp vốn đầy đủ khi thành lập công ty là 36 tháng kể từ ngày đăng ký thành lập. Kết quả là với quy định này, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã tạo cơ sở cho việc chấm dứt tình trạng nợ vốn không thời hạn của thành viên công ty TNHH. Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm mục đích kiểm soát thực hiện tiến độ góp vốn của các doanh nghiệp.

trở lên được phép thay đổi loại tài sản góp vốn cam kết nếu đạt “được sự nhất trí của các thành viên còn lại” theo Điều 39 Khoản 1 LDN.Qua các quy định của LDN có thể thấy loại tài sản được dùng để góp vốn không được coi là một nội dung quan trọng được thể hiện trong giấy chứng nhận góp vốn. Một trong những nội dung quan trọng nhất được quan tâm nhất đó là giá trị vốn góp của thành viên được thể hiện trọng giấy chứng nhận góp vốn hoặc giá trị số cổ phần mà cổ đông sở hữu. Do vậy, việc thay đổi tài sản góp vốn được pháp luật cho phép chỉ cần được sự đồng ý của các thành viên còn lại. Cần lưu ý là thành viên chỉ có thể thay đổi loại tài sản góp vốn trong thời hạn cam kết góp vốn. Bởi vì nếu như nghĩa vụ góp vốn đã hoàn thành thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty, không còn là tài sản góp vốn của thành viên nữa nên trong trường hợp này không có khái niệm “thay đổi tài sản góp vốn”

2.2.1.2. Xử lý vi phạm cam kết góp vốn

a, Đối với thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

Điều 39 Khoản 2 LDN quy định về việc thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì “số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết” Quy định này là phù hợp với thực tiễn kinh doanh khi rằng buộc thành viên chưa góp đủ hoặc đúng hạn số vốn bằng số “nợ” với công ty và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh.

Với tường hợp thành viên chưa góp đủ số vốn theo cam kết sau thời hạn cam kết lần cuối, LDN quy định thành viên chưa góp đủ vốn đương nhiên không còn là thành viên của công ty nữa. Khái niệm “thành viên chưa góp vốn theo cam kết” có thể hiểu theo hai cách: thành viên hoàn toàn chưa góp vốn và thành viên đã góp vốn nhưng chưa góp đủ phần vốn mình cam kết. Chính vì không tách bạch được hai trường hợp góp vốn không đúng theo cam kết khiến cho việc hiểu và áp dụng quy định trên trở nên khó khăn. Với trường hợp thành viên hoàn toàn chưa góp vốn thì việc bác bỏ tư cách thành viên trong công ty là hoàn toàn hợp lý để ngăn chặn, răn đe những trường hợp khai khống vốn. Còn với những thành viên đã góp một phần thì việc xử lý như vậy là không thỏa đáng. Luật cũng đưa ra những cách giải quyết cho phần vốn chưa được góp đủ như sau: “a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;b) Huy động người khác cùng góp vốn vào

công ty;c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn Điều lệ công ty.”6

LDN cũng đã rất linh hoạt khi cho phép doanh nghiệp được lưa chọn một trong những cách sau để giải quyết số vốn còn thiếu chưa được góp vào công ty. Trong trường hợp thực hiện ba cách trên mà số vốn thực góp vẫn thấp hơn vốn Điều lệ đã đăng ký thì theo Khoản 8 Điều 18 Nghị định 102, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đăng ký số vốn điều lệ là số vốn thực đã đươc góp. Quy định này là hợp lý và bổ sung cho LDN năm 2005 trong trường hợp các thành viên không góp đủ số vốn đã cam kết nhưng không muốn huy động thêm người ngoài vào thì được phép giảm vốn điều lệ, dùng số vốn thực góp là vốn điều lệ của công ty.Tuy nhiên, đối với thành viên mới chỉ góp một phần và đến hạn góp vốn lần cuối mà vẫn chưa góp đủ thì phần vốn họ đã góp sẽ giải quyết như thế nào? Đây chính là một điểm bất cập của LDN về góp vốn thành lập công ty.

Những khúc mắc trên đã được giải quyết khi Nghị định 102 ra đời đã làm rõ ràng hơn những quy định về vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo cam kết. Tại Điều 18 của Nghi định quy định nếu thành viên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ góp vốn của mình khi quá thời hạn nói trên thì xử lý theo nguyên tắc sau:

- Thành viên hoàn toàn chưa góp vốn vào công ty thì thành viên đó đương nhiên không còn là thành viên của công ty. Thành viên đó không được quyền chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần đã đăng ký mua của mình cho người khác.

- Thành viên, mới chỉ góp một phần cho công ty thì việc biểu quyết và lợi ích của thành viên đó sẽ tương ứng với phần vốn đã góp. Thành viên đó không có quyền chuyển nhượng phần vốn chưa góp đủ hoặc cổ phần đã đăng ký nhưng chưa thanh toán.7

b, Đối với công ty TNHH MTV

Khác với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH MTV chỉ có

6 Điều 39 Khoản 3 LDN năm 2005.

7 Phan Đức Hiếu, Phó trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Những điểm mới cơ bản của Nghị định 102/2010/NĐ-CP

http://www.thesaigontimes.vn/sgtosearch.aspx?cx=004246096995076761760%3Aku0puatl9ba&cof=FORID %3A11&q=ngh%E1%BB%8B%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20102&sa=Ti%CC%80m+ki%C3%AA %CC%81m#204

duy nhất một thành viên tham gia góp vốn. Vì thế, việc góp vốn bằng loại tài sản nào, tiến độ góp vốn đều do chủ sở hữu quyết định. Từ đó, việc xử lý vi phạm cam kết góp vốn cũng được quy định đơn giản hơn do tính chủ động của chủ sở hữu công ty trong việc góp vốn và không có tranh chấp từ các thành viên khác cùng góp vốn. Tại Điều 65 Khoản 1 LDN năm 2005 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH MTV như sau “ Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty”. Như vậy, việc xử lý vi phạm nếu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm mà không bị xử lý nặng hơn như: mất tư cách thành viên công ty hay huy động người khác cùng góp vốn. Lý do là vì việc không góp đủ và đúng hạn số vốn cam kết của chủ sở hữu công ty không gây ra những hậu quả lớn hay tranh chấp nội bộ công ty như trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên.

2.2.1.3. Sự chi phối của việc góp vốn đến quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty

Từ khái niệm công ty TNHH “ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp”8 có thể thấy tỷ lệ góp vốn tỉ lệ thuận với hầu hết các quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty như quyền được chia lợi nhuận, quyền biểu quyết, nghĩa vụ chịu lỗ… Khi các thành viên thục hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết, việc phân chia lợi nhuận, rủi ro, xác định quyền biểu quyết khá đơn giản và ít bất đồng xảy ra. Nhưng ở thời điểm còn có thành viên chưa thực hiện xong nghĩa vụ góp vốn, thực tiễn đã cho thấy có rất nhiều những tranh cãi xảy ra về việc hưởng quyền lợi và chịu trách nhiệm.

Về trách nhiệm của thành viên góp vốn: Điều 38 LDN đã xác định rõ thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Từ đó, nếu công ty phá sản, thành viên chưa góp đủ vốn phải mang nốt số vốn còn thiếu đến công ty trả nợ, vì phần vốn này đã thuôc bộ phận tài sản thuộc sở hữu công ty.(TS Nguyễn Thị Dung,

2010, tr 30).

Về quyền lợi của thành viên góp vốn: Điều 41 LDN quy định thành viên công ty TNHH có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp và được chia lợi nhuận tương ứng với phần vón góp. Trong quá trình thực thi LDN trước khi Nghị định 102 được ban hành đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc nhận diện “phần vốn góp” là phần vốn thực góp và phần vốn cam kết góp. Quy định không rõ ràng đã khiến cho nhiều tranh chấp phát sinh trong thực tiễn không giải quyết được. Có ý kiến cho rằng lợi nhuận phát sinh từ số vốn thực góp để hoạt động kinh doanh nên thành viên chỉ được nhận lợi nhuận cũng như hưởng quyền lợi theo vốn thực góp. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều lý luận rằng nghĩa vụ phải đi đối với quyền lợi. Thành viên phải chịu trách nhiệm theo phạm vi vốn cam kết góp vào công ty, hơn nữa số vốn chưa góp đủ còn trở thành nợ thì cũng sẽ được hưởng quyền lợi tương đương. Những bất đồng về quan điểm như trên đã dẫn tới rất nhiều vụ tranh chấp liên quan đến hiện tượng này như sau:

Ông S là thành viên công ty TNHH Phong Sơn. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì ông S có số vốn góp là 1.000.000.000 đồng, chiếm 25% vốn Điều lệ của công ty. Nhưng ông S trên thực tế mới góp được 200.000.000 đồng, số tiền còn lại được coi là khoản nợ của ông S đối với công ty. Công ty kinh doanh có lãi và tiến hành chia lợi nhuận. Ông S được Hội đồng thành viên công ty quyết định chia lợi nhuận trên số vốn góp đăng ký là 1.000.000.000 đồng. Một thành vien khác của công ty không đồng ý với quyết định trên đã khởi kiện ra tòa án vì cho rằng ông S chỉ được chia lợi nhuận trên số vốn góp là 200.000.000 đồng. (Ths Nguyễn Thị Vân Anh, 2010, tr 8) Như vậy, nếu căn cứ theo LDN thì tranh chấp kia sẽ được xử lý như thế nào? Quyền lợi của thành viên sẽ căn cứ vào số vốn thực góp hay số vốn cam kết góp?

Năm năm sau khi LDN ra đời, Nghị định 102 mới được ban hành mới giải quyết hết những khúc mắc đó bằng quy định tại Khoản 3 Điều 18 “ Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác”. Như vậy, tùy theo tiến độ góp vốn mà thành viên sẽ được hưởng quyền lợi như phân chia lợi nhuận dựa vào số vốn thực góp vào công ty

2.2.1.4. Chứng nhận nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty TNHH

Thành viên khi góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ được cấp những chứng từ để chứng minh việc góp vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Với thành viên cam kết góp vốn hơn một lần thì mỗi lần góp vốn sẽ được cấp giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp đó.

- Sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ góp vốn, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp có chứa những nội dung chủ yếu như: họ tên, địa chỉ thường chú, vốn điều lệ, phần vốn góp của thành viên… như phụ lục 2. Giấy chứng nhận phần vốn góp là chứng cứ để chứng minh nghĩa vụ góp vốn đã hoàn thành, từ đó phần nào chứng minh được tư cách thành viên của công ty và những nghĩa vụ, quyền lợi của thành viên đó dựa vào phần vốn góp đã góp đủ trong công ty.

2.2.1.5. Quản lý nhà nước đối với góp vốn trong công ty TNHH

LDN năm 2005 đã tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp. Để kiểm soát hoạt động góp vốn được thực hiện theo đúng Luật, cơ quan quản lý luôn yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo thường xuyên:

- Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 46 - 52)