đủ vốn Điều lệ như đã cam kết, dẫn đến không có khả năng thanh toán cho khách hàng, đối tác thì xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. Trên thực tế, việc không góp vốn theo cam kết sẽ bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, mức xử phạt hành chính là quá nhẹ và không thực hiện được mục đích răn đe các doanh nghiệp. Hơn nữa, trách nhiệm của cá nhân cần được đặt ra trong trường hợp này. Quy định về xử phạt bằn chế tài hình sự là rất nghiêm khắc và có thể răn đe được các hành vi gian lận của thành viên góp vốn, ngoài ra còn có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người bị hại.
3.2.3.2. Tăng cường công tác hậu kiểm tra việc thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp. doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp cũng phải luôn được quản lý chặt để tránh những tranh chấp xảy ra. Trên thực tế đã xảy ra những trường hợp doanh nghiệp kinh doanh với số vốn ảo rất lớn và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn. Tuy nhiên, chỉ đến khi có tranh chấp xảy ra, đưa lên Tòa án thì những doanh nghiệp trên mới bị phát hiện là có sự lừa đảo trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ vốn Điều lệ ảo, không góp đủ vốn. Câu hỏi đặt ra là tại sao những doanh nghiệp có số vốn khống lớn như vậy, hoạt động trong một thời gian dài mà không bị các cơ quan kinh doanh phát hiện ra? Một trong những nguyên nhân trả lời cho câu hỏi trên là công tác hậu kiểm tra doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước quá kém.
Trước đây, việc đăng ký kinh doanh được nhà nước quản lý chủ yếu là khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. Ví dụ như khi Luật công ty năm 1990 vẫn còn quy định về mức vốn pháp định đối với tất cả các loại hình công ty khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải ký quỹ vốn ở ngân hàng mà mang chứng từ nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó mới được cấp giấy phép. Tuy nhiên, quy định này bị doanh nghiệp phản đối rất nhiều vì gây khó khăn cho việc thành lập doanh nghiệp. Hơn
nữa quy định như vậy còn khiến cho các doanh nghiệp tìm cách “lách luật” được bằng việc đi vay gấp lấy tiền nộp vào ngân hàng, lấy chứng từ để đăng ký kinh doanh. Sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký xong thì lại rút tiền ra khỏi ngân hàng. Như vậy, không những thủ tục đăng ký kinh doanh trở nên rắc rối hơn mà còn gián tiếp làm cho các doanh nghiệp thực hiện một cách chống chế và không hiệu quả.
Đến khi LDN 1999 ra đời, đến nay là LDN năm 2005 thì việc quản lý thành lập doanh nghiệp được thực hiện cả khi thành lập doanh nghiệp và khi đã đi vào hoạt động kinh doanh. Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự kê khai vốn và tự chịu trách nhiệm. Trong quá trình doanh nghiệp đi vào hoạt động thì còn có nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ báo cáo tài chính, nghĩa vụ kiểm toán… Nếu phát hiện có vi phạm về thuế, về trụ sở hay về báo cáo hoạt động thì các cơ quan quản lý sẽ cùng phối hợp kiểm tra doanh nghiệp, trong đó có kiểm tra về vốn góp xem có đúng đăng ký hay không. Tuy nhiên, việc quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh chú trọng vào nhiều vấn đề khác, để làm sao cho đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, không thất thoát thuế, không trốn thuế… khiến cho việc kiểm tra vấn đề góp vốn bị lơ là. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp lừa đảo, khai khống vốn trong thời gian qua. Mặc dù Nghị định 102/ đã có quy định về tăng cường kiểm tra tiến độ góp vốn đối với các doanh nghiệp như sau “ Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra kết quả tiến độ góp vốn theo yêu cầu của một hoặc một số thành viên sở hữu phần vốn góp ít nhất 25% vốn Điều lệ của công ty” tại Khoản 9 Điều 18 đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và “Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra kết quả góp vốn cổ phần theo yêu cầu của một hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty.”tại Khoản 8 Điều 23 đối với CTCP. Nhưng do việc thực hiện chưa được chỉn chu dẫn đến nhiều hệ lụy ngoài thực tế và hiệu quả của những quy định trên không nhiều. Do vậy, điều cần thiết lúc này là các cơ quan kinh doanh phải thực hiện kiểm tra tiến trình góp vốn theo quy định của pháp luật đồng thời luôn chủ động giám sát, kiểm tra gắt gao việc thành lập doanh nghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời chứ không để đến khi có tranh chấp mới xử lý để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy phát triển kinh tế.