Đối với công ty cổ phần

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 55 - 61)

2.2.3.1. Phương thức góp vốn thành lập CTCP

CTCP là loại hình công ty đối vốn đặc trưng theo quan điểm truyền thống. Từ đó, phương thức góp vốn khi thành lập công ty cũng có những đặc điểm riêng. Đối với công ty TNHH hay công ty hợp danh, việc góp vốn vào vốn Điều lệ khi thành lập công ty, tuy rằng không yêu cầu phải góp ngay một lần mà có thể cam kết góp trong một thời hạn nhất định nhưng các thành viên vẫn phải đăng ký và cam kết góp trước khi làm đơn đăng ký kinh doanh. Từ đó, phần vốn góp của mỗi thành viên sẽ được xác định trước nhằm làm cơ sở xác định quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của từng thành viên đối với công ty. Khác với công ty TNHH, việc góp vốn thành lập CTCP có những đăc điểm riêng. Các cổ đông sáng lập sẽ giữ vai trò tiên phong, là người chủ xướng, đứng ra lo việc thành lập công ty và tham gia góp vốn với số lượng nhất định, theo Luật quy định thì ít nhất là 20% tổng số cổ phần được quyền chảo bán. Số cổ phần còn lại nếu các cổ đông sáng lập không góp đủ thì sẽ được chào bán sau khi thành lập doanh nghiệp. Như vậy, đối với mô hình CTCP, ngoại trừ các cổ đông sáng lập, những cổ đông còn lại cũng tham gia việc góp vốn thành lập công ty, góp vào số vốn Điều lệ khi công ty đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc đăng ký góp vốn và cam kết góp xảy sau thời điểm doanh nghiệp được thành lập. Như vậy, phương thức góp vốn vào CTCP là khá mới mẻ, khác biệt so với các loại hình công ty khác.

2.2.3.2. Vốn Điều lệ CTCP

CTCP là một mô hình công ty tương đối “mở”. Theo đó, những quy định về CTCP sẽ tạo điều kiện cho việc huy động vốn được thực hiện nhanh và có hiệu quả nhất. Trong đó, việc phát hành cổ phần là một kênh huy động vốn cơ bản của CTCP. Như vậy, vốn điều lệ của CTCP do các cổ đông góp khi thành lập doanh nghiệp không thể là vốn thực góp trong mọi trường hợp ( Từ Thanh Thảo, 2011, tr 37) Vốn điều lệ là cái có trước, do cổ đông sáng lập định ra, phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 77 Khoản 1 Điểm a LDN thì CTCP là doanh nghiệp, trong đó “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”. Điều lệ ra đời trước, được định ra trước rồi mới chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần để rao bán cho các chủ thể góp vốn. Từ việc pháp luật cho phép CTCP có một số lượng vốn điều lệ “ảo”như trên, trên thực tế có rất nhiều trường

hợp các cổ đông sáng lập không góp đủ số vốn điều lệ và phải rao bán cổ phần ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Để tránh trường hợp số vốn ảo quá nhiều, Luật phải định ra một mức tối thiểu số vốn Điều lệ có thực là số cổ phần mà các cổ đông sáng lập phải mua. Khi thành lập CTCP, theo quy định tại Điều 84 LDN thì “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.Và “ Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Theo quy định trên thì LDN đã cho phép CTCP có hai trường hợp vốn ảo:

Trường hợp 1: Vốn ảo hoàn toàn( vốn điều lệ thực góp bằng không) trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp này xảy ra khi cả cổ đông sáng lập chưa thanh toán đủ số cổ phần đã mua và công ty không bán được cổ phần đã mua cho các chủ thể khác không phải là cổ đông sáng lập.

Trường hợp 2: Tình trạng ảo một phần trong khoảng thời gian sau 90 ngày Luật định và trước 3 năm nêu trên khi số cổ phần được quyền chào bán đầu tiên chưa bán hết. Trong trường hợp này, mức ảo tối đa là 80% bởi vì các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chảo bán và phải thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Số cổ phần mà các cổ đông phổ thông không đăng ký mua được rao bán hết trong thời hạn 3 năm. Trong thời gian đó, vốn điều lệ được đăng ký ban đầu của CTCP không thay đổi. Do đó, vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm ít nhất 20% trong tổng số cổ phần được quyền chào bán của cổ đông sáng lập thanh toán trong 90 ngày sau khi nhận được giấy Đăng ký kinh doanh và số cổ phần được thanh toán bởi cổ đông phổ thông trong thời hạn 3 năm sau đó. Ngoài ra, Nghị định 102 cũng trả lời cho câu hỏi: CTCP có được giảm vốn Điều lệ khi thời hạn 3 năm kết thúc mà số cổ phần được quyền chào bán vẫn không được bán hết? Theo Khoản 9 Điều 23

của Nghị định thì trong trường hợp trên, “ công ty phải đăng ký Điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành”.

2.2.3.3. Về xử lý vi phạm cam kết góp vốn

Cổ đông phồ thông có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Theo quy định tai Điều 84 LDN thì các cổ đông sáng lập phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cồ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy định này của Luật có vai trò quan trọng vì sẽ tránh được hiện tượng vốn ảo hoàn toàn, công ty được thành lập mà không hề có vốn thực góp hoặc trường hợp số vốn thực góp được thể hiện bằng số cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua quá ít. Trong trường hợp cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau:

“a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó”10

Nhìn chung, LDN khá linh động khi cho phép xủ lý số cổ phần chưa góp đủ theo 3 cách như trên. Tuy nhiên, để cho việc xử lý được linh động và sát với thực tế hơn thì LDN nên quy định các doanh nghiệp có thể xử lý một trong 3 cách trên hoặc kết hợp cả 3 cách trên. Ví dụ như việc một hoặc một số cổ đông khác nhận góp nhưng không đủ số cổ phần còn thiếu thì hoàn toàn có thể kết hợp huy động thêm người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó. Trong trường hợp huy động thêm người khác nhận góp đủ số cổ phần còn thiếu mà không phải là cổ đông sáng lập thì người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty và cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ

đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó. Ngoài ra, quy định xử lý vi phạm tại Điều 84 cũng gây ra thắc mắc tương tự như Điều 39 LDN quy định về xủ lý vi phạm cam kết góp vốn. Đó là việc không có sự bóc tách rõ ràng giữa hai trường hợp: “cổ đông chưa góp cổ phần theo đăng ký” là cổ đông hoàn toàn chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua hay cổ đông mới thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua. Với cổ đông hoàn toàn chưa thanh toán thì việc cổ đông đó không còn là cổ đông sáng lập nữa là hợp lý. Tuy nhiên, với cổ đông đã góp một phần thì việc xử lý số vốn đã góp vào vốn Điều lệ như thế nào? Đây rõ ràng là một sự không rõ rang của Luật gây nên sự khó khăn khi thi hành.

Tuy nhiên, Điều 23 Nghị định 102 đã giải đáp được những thắc mắc trên bằng việc quy định rõ ràng về việc xử lý vi phạm góp vốn như sau:

“ Trường hợp có cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác”

Như vậy, Nghị định 102 đã bóc tách và quy định rõ ràng hai trường hợp vi phạm. Đối với cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì sẽ có quyền lợi tương ứng số cổ phần đã thanh toán.

2.2.3.4. Chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ góp vốn

Nghĩa vụ góp vốn, đặc biệt là góp vốn thành lập công ty cổ phàn hoàn thành khi cổ phần đã được thanh toán đủ. Người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty khi những nội dung chủ yếu của Sổ đăng ký cổ đông được ghi đúng, ghi đủ.Theo đó, sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường

hợp này, các thông tin về cổ đông được ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty. Như vậy, việc ghi thông tin đầy đủ trên sổ đăng ký cổ đông là bằng chứng tiên quyết để chứng minh người mua đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn và là người nắm quyền sở hữu đối với sổ cổ phần đã đăng ký mua. Các cổ đông cần chú ý đến quy định này để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của bản thân. Trên thực tế có những cá nhân, tổ chức tiến hành góp vốn nhưng không có tư cách cổ đông . Thực tế này có thể thấy rõ qua vụ việc cụ thể dưới đây:

CTCP L.X và ông Nguyễn Hoàng S đã thỏa thuận về việc ông S nộp tiền vào công ty để mua 1700 cổ phần của công ty với giá 300.000 đồng/cổ phần. Tổng cộng là 510.000.000 đồng. Ông S đã nộp tiền vốn mua cổ phần vào công ty và công ty đã xuất phiếu thu. Sau đó, CTCP L.X không chịu làm thủ tục công nhận ông S là cổ đông của công ty, cụ thể là không ghi tên ông vào sổ đăng ký cổ đông. Do bất đồng về quan điểm hợp tác, cuối năm 2005 ông S đã yêu cầu công ty hoàn trả số tiền là 510.000.000 đồng đã góp vào công ty. CTCP L.X đã trả ông S là 30.000.000 đồng tương ứng với 100 cổ phần. Ông S đã gửi đươn khởi kiện lại Tòa án có thầm quyền yêu cầu công ty L.X hoàn trả ông tiền góp vón còn thiếu là 480.000.000 đồng tương ứng với 1600 cổ phần ( Ths Nguyễn Thị Vân Anh, 2010, tr 3)

Tòa án nhân dân tỉnh H đã nhận định như sau: Cho đến thời điểm tòa án giải quyết vụ án thì ông Nguyễn Hoàng S chưa phải là cổ đông của CTCP L.X vì công ty chưa ghi đầy đủ thông tin cá nhân của ông S vào sổ đăng ký cổ đông của công ty(Theo Khoản 3 Điều 87 LDN). Như vậy, đáng nhẽ ông S sẽ không có tư cách thành viên để đòi công ty trả lại tiền. Tuy nhiên, do công ty L.X đã đồng ý trả lại tiền cho ông S nên có thể coi như công ty đã thỏa thuận với ông S hủy bỏ hợp đồng mua cổ phiếu giữa hai bên nên công ty phải trả lại ông S số tiền còn thiếu.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông thì việc góp vốn cần phải tuân theo những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục góp vốn để tránh tranh chấp xảy ra.

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2005 LIÊN QUAN ĐẾN

GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 55 - 61)