Chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 65 - 67)

Một trong những trường hợp vi phạm nhiều nhất về việc góp vốn trong thời gian qua là hiện tượng khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn theo cam kết góp. Đây không phải là trường hợp một hoặc một số thành viên không góp đủ vốn

theo cam kết mà là có sự thỏa thuận giữa các thành viên về việc khai khống vốn để có số vốn điều lệ lớn hơn thực tế. Dù trên thực tế hiện tượng vốn điều lệ ảo đã xảy ra từ lâu nhưng vẫn không hề giảm dù đã có sự can thiệp của cơ quan quản lý. Đó là do những chế tài xử phạt đối với vấn đề này còn chưa có sự nghiêm minh cần thiết. Trên thực tế, mức vốn điều lệ của doanh nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và được công bố rộng rãi cho khách hàng cũng như đối tác của doanh nghiệp biết nói lên phần nào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đó. Việc nhiều doanh nghiệp cố tình khai khống vốn điều lệ cao hơn nhiểu so với vốn điều lệ thực có là vì:

Thứ nhất, vốn điều lệ cao tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng cần phải thể hiện khả năng tài chính cao mà hợp đồng vay vốn là một ví dụ điển hình.

Thứ hai, vốn điều lệ cao làm cho các nhà đầu tư, khách hàng cũng như đối tác tin tưởng vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro cho các đối tác trong kinh doanh.

Việc khai khống vốn điều lệ như trên là một trong những hành vi bị cấm theo Khoản 4 Điều 11 LDN năm 2005. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn lợi dụng những kẽ hở của pháp luật là cho phép được góp trong một thời hạn cam kết hay việc quản lý của cơ quan nhà nước còn yếu kém để góp vốn ảo lấy danh. Trên thực tế, rất nhiều cổ đông sáng lập và là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không góp đủ vốn và doanh nghiệp hạch toán ghi nợ cho cổ đông. Điều này đã dẫn đến tình trạng bán cố phẩn khi chưa góp vốn thực sự, nhiều người thành lập công ty nhưng thiếu khả năng tài chính, có thể đi lừa đảo người khác…

Một ví dụ về sự vi phạm điển hình trong thời gian qua là vụ ông Võ Văn Vi ( Đà Nẵng) trong hơn một tháng lập 37 doanh nghiệp 13với số vốn đăng ký lên đến 6.606 tỉ đồng đã khiến nhiều người giật mình tự hỏi đâu là năng lực thật sự của đối tác đằng sau số vốn đăng ký khổng lồ? Đó chỉ là một trường hợp đặc biệt trong rất nhiều những trường hợp đăng ký vốn Điều lệ lên đến vài chục, vài trăm tỉ nhưng chỉ

13http://vietstock.vn/ChannelID/768/Tin-tuc/206643-vu-mot-nguoi-lap-39-cong-ty-luat-cho-phep-lap-nhieu- cong-ty.aspx

là trên giấy tờ, số vốn thực góp chẳng được bao nhiêu. Hậu quả của thực tế trên rất đáng lo ngại khi nhiều hợp đồng, giao dịch vẫn được ký kết giữa những doanh nghiệp "vốn ảo" này với đối tác. Khi có vấn đề xảy ra, những người bị lừa không thể được bồi hoàn dù đã khởi kiện ra tòa và thắng kiện do bị đơn không có khả năng trả nợ. Hoặc cũng có trường hợp nguyên đơn sau khi xác minh tài sản của bị đơn không đủ để trả nợ cũng từ bỏ luôn ý định khởi kiện cho đỡ tốn thời gian.

Ngoài các quy định về xử phạt đối với các trường hợp thành viên không góp đủ số vốn như đã đăng ký thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong LDN thì theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp sẽ bị “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp đăng ký vốn lớn hơn số vốn có trên thực tế” tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP và” Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:

a) Không huy động đủ và đúng hạn số vốn đã đăng ký;

b)Không duy trì mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 53.

Cùng với mức phạt tiền trên là những quy định về buộc doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh hay thu hồi giấy phép kinh doanh. Nhưng tất cả những quy định trên có ý nghĩa như thế nào nếu như doanh nghiệp không còn đủ khả năng để trả nợ hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh nhưng sau đó lại lập một công ty khác? Ngoài ra, mức xử phạt như trên là quá ít so với mức vốn mà các doanh nghiệp khai khống lên. Khi xảy ra tranh chấp, bản thân những chủ nợ, đối tác làm ăn là người chịu thiệt thòi nhất khi không những không được đền bù mà còn mất thời gian. Do đó, để bảo về quyền lợi cho chủ nợ thì Nhà nước cần đưa ra những chế tài xử phạt mạnh hơn để răn đe việc chủ thể tham gia kinh doanh không được khai khống vốn cũng như thực hiện góp vốn đúng theo cam kết.

Một phần của tài liệu góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 những vấn đề đặt ra và giải pháp tháo gỡ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w