Ngoài những quy định không rõ ràng cũng như sự mâu thuẫn còn tồn tại của LDN, qua thời gian thực thi Luật cũng đã cho thấy LDN vẫn còn thiếu những quy định phù hợp, cần thiết cho thực tiễn. Loại tài sản được góp vốn vào công ty hợp
danh là một trường hợp điển hình. Theo Điều 4 LDN thì các nhà đầu tư có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tê, công nghệ, bí quyết kỹ thuật..và “ các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”. Như vậy, về nguyên tắc thì bất cứ loại tài sản nào đều có thể góp vốn thành lập công ty chỉ cần có được sự đồng thuận của các thành viên khác trong công ty. Công ty hợp danh cũng giống như những loại hình công ty khác, góp vốn theo LDN quy định. Tuy nhiên, công ty hợp danh là loại hình có tính chất đối nhân khác biệt so với các loại hình công ty khác. Từ đó, loại tài sản góp vốn vào công ty hợp danh cũng có những điểm khác biệt. Trên thực tế, có những hình thức góp vốn rất phổ biến trong công ty hợp danh, đó là góp vốn bằng tri thức hay việc làm. ( Nguyễn Thị Huế, 2011, tr 46)
Góp vốn bằng tri thức: Tri thức là toàn bộ hiểu biết của con người về thế giới nói chung có tính lịch sử, tính thời gian và không gian. Tri thức có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng như tạo lên cơ sở vật chất cho xã hội. Việc sử dụng tri thức trong hoạt động kinh doanh rõ ràng là một lợi thế to lớn. Do vậy, tri thức cũng là một loại tài sản dùng để góp vốn vào thành lập công ty. Người góp vốn bằng tri thức phải đảm bảo mang tri thức của mình ra phục vụ một cách cần mẫn và trung thực vì lợi ích của công ty. Tri thức thể hiện ở trình độ, ở kỹ năng, ở kinh nghiệm, ở tay nghề điêu luyện trong công việc… Đây là tài sản rất có giá trị trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhất là đối với công ty hợp danh. Có thể thấy các công ty hợp danh thường được thành lập trong những ngành nghề đòi hỏi có uy tín, kinh nghiệm cao như: luật sư, chuyên gia cao cấp, cán bộ có tay nghề cao... Bản thân mỗi khách hàng khi đến với những dịch vụ trên thì chủ yếu là do tên tuổi, “danh” từ kinh nghiệm, bằng cấp cũng như uy tín của các thành viên hợp danh. Do vậy, tri thức là một loại tài sản đặc biệt không thể thiếu khi thành lập công ty hợp danh. Song, một điều đáng tiếc là LDN 2005 chưa quy định về việc góp vốn bằng tri thức
Góp vốn bằng việc làm: Góp vốn bằng công lao hay việc làm phải là góp vốn bằng công việc Điều khiển hay chỉ huy, nếu không, người thực hiện công việc chỉ là người lao động (Nguyễn Thị Huế, 2011, tr 46) . Công sức là một loại tài sản phổ biến được dùng nhiều trong các hợp đồng mua bán. Để có thể mang đi góp vốn vào
công ty hợp danh thì đòi hỏi trong đó phải có yếu tố kinh nghiệm, tri thức. Người góp vốn bằng việc làm trong công ty cũng đòi hỏi cần có sự cần mẫn, làm việc vì lợi ích chung của công ty.
Hai loại tài sản trên được sử dụng rất phổ biến trong việc góp vốn thành lập công ty hợp danh. Như đã đề cập ở trên, pháp luật cho phép góp vốn bằng bất cứ loại tài sản nào nếu đạt được sự đồng thuận của các thành viên cùng góp vốn. Tuy nhiên, hệ thông Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa thừa nhận việc góp vốn bằng hình thức này. Bởi vì các tài sản góp vốn vào công ty sẽ phải được hạch toán bằng các nghiệp vụ kế toán, thể hiên trên sổ sách kế toán của công ty nên nó phải đạt được đủ tiêu chuẩn để được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Tri thức hay công sức là tài sản vô hình, tuy nhiên, theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam thì một tài sản được ghi nhân là tài sản cố định vô hình phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn như sau:
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
• Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
• Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành14
Theo như 4 tiêu chuẩn trên thì tri thức và việc làm không được coi là một loại tài sản cố định vô hình được ghi nhận trong sổ sách kế toán của công ty trong khi nhu cầu góp vốn bằng ha loại tài sản này là thực có. Điều đó đã dẫn đến thực trạng các thành viên góp vốn bằng tri thức hay việc làm nhưng không biết hạch toán vào đâu, dẫn đến những trường hợp công ty hợp danh trá hình. Khi nhu cầu là có thực nhưng pháp luật chưa quy định sẽ làm cho các doanh nghiệp tìm cách”lách luật” khiến cho quản lý của Nhà nước càng trở nên khó khăn hơn.