III. Đề xuất tiếp tục phân cấp, phân quyền trong quản lý phát triển đô thị và nhà ở
2. xuất, kiến nghị liên quan đến quy định pháp luật để thực hiện phân cấp, phân quyền
đô thị và nhà ở
1. Đề xuất nội dung phân cấp, phân quyền
Yêu cầu phân cấp, phân quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, để tạo chủ động cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư… cần tiếp tục rà soát, đề xuất phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý phát triển đô thị và nhà ở, cụ thể:
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển đổi công năng sử dụng nhà ở công vụ, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư cho các dự án quan trọng quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ Xây dựng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thẩm quyền cho ý kiến đối với chương trình phát triển nhà ở của thành phố trực thuộc Trung ương tại Luật Nhà ở.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu đô thị của Thủ tướng Chính phủ cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại Luật Đầu tư.
2. Đề xuất, kiến nghị liên quan đến quy định pháp luật để thực hiện phân cấp, phân quyền phân cấp, phân quyền
- Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương để phân định rõ nội hàm, các trường hợp được phân cấp, phân quyền, ủy quyền; có cơ chế tạo sự chủ động cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ trong việc thực hiện phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương.
- Quy định rõ cơ chế giám sát, kiểm tra của cá nhân, cơ quan phân cấp, ủy quyền đối với cá nhân, cơ quan được phân cấp, ủy quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền.
Ngoài ra, cần tăng cường tính chủ động, tính chịu trách nhiệm, nâng cao năng lực, hoàn thiện các công cụ quản lý phát triển đô thị, nhà ở của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền bảo đảm có thể tiếp tục đảm nhận các nhiệm vụ sẽ được nghiên cứu, đề xuất phân quyền, phân cấp trong thời gian tới./.
BÁO CÁO THAM LUẬN
Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về lĩnh vực đất đai
- Bộ Tài nguyên và Môi trường -
Phân cấp là việc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính để quản lý nhà nước được thuận lợi, hiệu quả hơn. Bản chất của phân cấp đó là sự chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do mình đang nắm giữ và thực hiện cho cấp dưới thực hiện thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng các quyết định cụ thể.
Đất đai là tài nguyên, tài sản đặc biệt quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đất đai được quản lý theo pháp luật.
Luật đất đai lần đầu tiên được ban hành năm 1987, được sửa đổi và thay thế các năm 1993, 2003 và 2013; được sửa đổi, bổ sung một số điều các năm 1998, 2001, 1998 và 2009.
So với các Luật đất đai trước đây, Luật đất đai năm 2013 đã một bước hoàn thiện quy định đầy đủ và cụ thể hơn các quyền và trách nhiệm của Nhà nước.
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước có các quyền cụ thể sau đây: (1) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
(2) Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất;
(3) Quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; trưng dụng đất;
(4) Quyết định trao quyền cho người sử dụng đất thông qua quyết định việc giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất;
(5) Quyết định giá đất thông qua việc quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể;
(6) Quyết định chính sách tài chính về đất đai thông qua việc quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai; điều tiết phần giá trị tăng them từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua thông qua chính sách
thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi;
(7) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Luật đất đai cũng đã quy định cụ thể về các cơ quan thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu về đất đai, gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Bên cạnh đó, Luật đất đai cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện hơn các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Cụ thể đó là:
(1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
(2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
(3) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
(4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
(6) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
(7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
(8) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(9) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. (10) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
(11) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. (12) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
(13) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
(14) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
(15) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Luật cũng đã quy định về các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. - Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định.