- Khoản 4 Điều 14, Luật Kiến trúc 2019 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và trình Hội đồng nhân dân cùng
3. Định hướng tiếp tục thực hiện giai đoạn 2021-
Kính thưa Hội nghị! Về định hướng tiếp tục thực hiện giai đoạn 2021- 2026, Thành phố xác định:
a) Đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật để phân cấp, phân quyền cho Thành phố và cụ thể hóa các nội dung đã được Quốc hội cho phép thí điểm tại Nghị quyết số 54/2017/QH14, cụ thể:
+ Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 để quy định: “Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định”.
+ Sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 để quy định:
“1. Hội đồng nhân dân Thành phố đề xuất Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.
2. Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố: a) Phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí;
b) Tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.
3. Ngân sách Thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này so với quy định hiện hành để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố.
4. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và căn cứ vào tình hình thực tế của Thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định dự toán, phân bổ ngân sách Thành phố bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ.
5. Thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách Thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định:
a) Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố; cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm;
b) Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại theo quy định để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có số thu lớn cho phù hợp; bảo đảm nguyên tắc để các cơ quan, đơn vị này tự sắp xếp bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định; ngân sách nhà nước không bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương cho các cơ quan, đơn vị này;
c) Cho phép các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chi thu nhập tăng thêm
6. Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho Thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách Thành phố được hưởng
theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách Thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Hằng năm, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách Thành phố tương ứng 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định tại khoản 4 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13) và số tăng thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% quy định tại các điểm b, c, d, g, h, i và q khoản 1 Điều 35 của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; số bổ sung có mục tiêu không cao hơn số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.
8. Ngân sách Thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Thành phố.
9. Ngân sách Thành phố được hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý và số thu từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do Ủy ban nhân dân Thành phố làm đại diện chủ sở hữu.
Thành phố sử dụng nguồn thu này và ngân sách Thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kể cả đầu tư cho các dự án chống ngập của Thành phố; ngân sách trung ương không bổ sung cho ngân sách Thành phố 10.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án này như dự kiến trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Ngân sách Thành phố thực hiện vay lại toàn bộ phần vốn tăng thêm so với tổng mức đầu tư (nếu có) của các dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
10. Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trên địa bàn Thành phố, cho phép Thành phố sử dụng ngân sách của mình, các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của Thành phố, vay trong phạm vi quy định hoặc huy động theo phương thức đối tác công tư (PPP) để sớm hoàn thành dự án. Ngân sách trung ương có trách nhiệm hoàn trả cho Thành phố phần dự toán chi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bao gồm phần lãi vay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện hành hoặc kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo.
11. Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định bố trí ngân sách Thành phố để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, với mức không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ. Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.
12. Tăng tỷ lệ điều tiết để lại ngân sách cho Thành phố từ 18% lên 23%”.
- Ngoài các nội dung tại Nghị quyết số 54/2017/QH14, đề xuất Quốc hội sửa đổi: + Luật Quy hoạch đô thị năm 2009: Phân cấp cho Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch chung đô thị Thành phố thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
+ Luật Du lịch năm 2017: Phân cấp cho Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với cơ sở lưu trú du lịch dưới 20 phòng.
b) Đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tế. Hiện nay, Thành phố đang tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện việc xây dựng nội dung Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP để báo cáo Bộ Nội vụ xem xét, tham mưu Chính phủ ban hành theo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh tại Thông báo số 122/TB-VPCP ngày 25/5/2021 của Văn phòng Chính phủ .
Do dự kiến nội dung đề xuất nhiều nên trong Hội nghị hôm nay, Thành phố xin báo cáo số lượng nội dung trong từng ngành, lĩnh vực mà không nêu nội dung cụ thể. Theo đó, Thành phố đề xuất nội dung phân cấp tại Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP với dự kiến khoảng 38 nội dung trên 10 ngành, lĩnh vực, cụ thể:
- Ngành, lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (03 nội dung). - Ngành, lĩnh vực công thương (05 nội dung).
- Ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (02 nội dung). - Ngành, lĩnh vực tài chính (03 nội dung).
- Ngành, lĩnh vực giao thông vận tải (01 nội dung). - Ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ (01 nội dung). - Ngành, lĩnh vực nội vụ (05 nội dung).
- Ngành, lĩnh vực tư pháp (01 nội dung).
- Ngành, lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội (11 nội dung). c) Nội dung thực hiện tại Thành phố
Ngoài các nội dung đề xuất nêu trên, Thành phố tiếp tục thực hiện:
- Thực hiện đúng quy định các nội dung đã được Trung ương phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thành phố. Thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất Trung ương xem xét sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp với thực tiễn.
- Báo cáo tổng kết đánh giá 05 năm tình hình thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2022.
- Phối hợp Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP và thực hiện khi Nghị định được ban hành.
- Tiếp tục phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và rà soát để sửa đổi, bổ sung, thay thế các Quyết định Ủy ban nhân dân Thành phố về phân cấp đã ban hành đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế.
- Thực hiện kiểm tra các nội dung mà Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã phân cấp.
d) Giải pháp thực hiện phân cấp, phân quyền trong từng ngành, lĩnh vực - Rà soát hoàn chỉnh xây dựng và ban hành kịp thời hệ thống các văn bản pháp luật theo ngành, lĩnh vực theo thẩm quyền để quy định phân cấp, phân quyền những nội dung nhiệm vụ, quyền hạn giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ và chính quyền địa phương; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành với chính quyền địa phương.
- Trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật phân cấp, phân quyền cần quy định cụ thể trong văn bản pháp luật là có đồng ý cho chính quyền địa phương cấp trên được tiếp tục phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương cấp dưới theo khoản 4 Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 để Thành phố có căn cứ và không lúng túng trong quá trình thực hiện phân cấp cho chính quyền địa phương cấp dưới.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật để quy định cụ thể cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho Thành phố được đẩy mạnh phân quyền, phân cấp nhiều hơn so với các tỉnh, thành phố khác.
- Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ các quy định phải có ý kiến thỏa thuận, chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp, phân quyền phân quyền.
- Tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ đối với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh.
- Đảm bảo bố trí đầy đủ các nguồn lực để thực hiện việc phân quyền, phân cấp, trong đó có nguồn nhân lực thực hiện thông qua Bộ Nội vụ chủ trì rà soát việc giao biên chế của các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phù hợp với việc phân cấp các nhiệm vụ cho chính quyền địa phương, chú ý có xem xét đến yếu tố quy mô dân số, tính chất của đô thị như đô thị đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực hiện công khai minh bạch trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chính quyền điện tử nhất là đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Cuối cùng kính chúc các đồng chí lãnh đạo và các đồng chí tham dự Hội nghị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
BÁO CÁO THAM LUẬN
Phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực ở địa phương
- Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng -
Phân cấp, phân quyền hành chính nhà nước là xu hướng tất yếu trong quản trị nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam. Kể từ năm 2001 đến nay, chính sách phân cấp, phân quyền hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương đã có những đổi mới quan trọng, song việc thực hiện phân cấp, phân quyền vẫn còn những bất cập hạn chế đòi hỏi luôn hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và xu hướng quản lý nhà nước.
Trên cơ sở đề nghị Bộ Nội vụ, UBND thành phố Đà Nẵng báo cáo tham luận “Tình hình, kết quả phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực ở địa phương và định hướng tiếp tục thực hiện giai đoạn 2021-2026”.