Đánh giá chung

Một phần của tài liệu 7-Danh muc, Bao cao tham luan.pdf_20211103104222 (Trang 84 - 86)

- Khoản 4 Điều 14, Luật Kiến trúc 2019 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và trình Hội đồng nhân dân cùng

2. Đánh giá chung

Kính thưa Hội nghị! a) Ưu điểm

- Trong quá trình thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền ngành, lĩnh vực, Thành phố luôn bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp giữa Trung ương và địa phương và quy định của pháp luật có liên quan để tổ chức triển khai, hoàn thiện về thể chế, cơ chế, chính sách, bảo đảm sự quản lý thống nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. Theo đó, đã tạo điều kiện cho các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đối với các ngành, lĩnh vực nêu trên, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương trên từng ngành, lĩnh vực từng bước được hoàn thiện một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của Trung ương, phát huy tính tự chịu trách nhiệm, chủ động của địa phương, tiết kiệm thời gian, chi phí và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân tại địa phương.

- Thành phố luôn chủ động nghiên cứu, đề xuất với Trung ương để phân cấp mạnh cho Thành phố thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với

đặc điểm của đô thị đặc biệt và tạo điều kiện cho Thành phố phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

- Các sở - ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện phổ biến, quán triệt văn bản liên quan phân cấp đến các cơ quan, đơn vị để thực hiện tốt các nội dung Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương phân cấp cho Thành phố trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Chủ động phân cấp cho các sở - ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên nhiều lĩnh vực theo tinh thần đẩy mạnh phân cấp của Đảng và Nhà nước.

- Trong quá trình thực hiện, có sự kiểm tra để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và đề xuất với cấp trên các nội dung phân cấp cho phù hợp với điều kiện, thế mạnh của Thành phố.

b) Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh các kết quả đạt được nêu trên, việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền về ngành, lĩnh vực vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Một số nội dung về phân cấp của Trung ương cho chính quyền địa phương thực hiện nhưng còn quy định phải báo cáo xin ý kiến của Bộ ngành trước khi quyết định.

- Quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật ở số ngành, lĩnh vực chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện kịp thời, gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cấp.

- Theo quy định, Ủy ban nhân dân Thành phố mới có thẩm quyền phân cấp. Vì vậy, trong lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, viên chức, Ủy ban nhân dân Thành phố chưa phân cấp được nhiều nội dung cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình vì phần lớn thẩm quyền là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nên chỉ có thể ủy quyền.

- Khoản 4 Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 quy định: “Cơ quan nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, cơ quan nhà nước ở địa phương có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước đã phân cấp. Tuy nhiên, việc Trung ương phân cấp cho cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được thể hiện trong Nghị định, Thông tư xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên khó xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào đã được Trung ương phân cấp và phải được sự đồng ý của Trung ương nếu Thành phố tiếp tục phân cấp cho cấp huyện thực hiện. Vì vậy, điều này gây khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.

c) Bài học kinh nghiệm

- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của pháp luật và thực tiễn đặt ra tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong thực hiện phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương.

- Thường xuyên quán triệt đến các sở - ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp tạo điều kiện thực hiện tốt các nội dung đã được phân cấp.

- Phát huy vai trò gắn liền với trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện công tác phân cấp với mục tiêu cải cách hành chính nhất là giảm thủ tục hành chính. Có phân công trách nhiệm rõ ràng của từng cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện công tác phân cấp và làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công việc góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Phải có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện việc phân cấp, phân quyền để điều chỉnh kịp thời các nội dung phân cấp, phân quyền.

- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cải cách hành chính, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra; bảo đảm sự quản lý thống nhất của cấp có thẩm quyền, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành.

Một phần của tài liệu 7-Danh muc, Bao cao tham luan.pdf_20211103104222 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)