- Khoản 4 Điều 14, Luật Kiến trúc 2019 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và trình Hội đồng nhân dân cùng
1. Kết quả thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2016-
ngành, lĩnh vực giai đoạn 2016-2021
a) Kết quả đạt được:
Về cơ bản, các nội dung phân cấp đã đáp ứng trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đã quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và địa phương, qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trên cơ sở điều kiện, khả năng của mỗi cấp hành chính. Nhìn chung, các nội dung được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ phân cấp được địa phương thực hiện tương đối thống nhất, nâng cao tính chủ động
38 Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
của chính quyền địa phương trong quản lý, sử dụng các nguồn lực ở địa phương, đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương tổ chức bộ máy quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giúp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các quy định phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được thành phố thực hiện tương đối thống nhất và có hiệu quả, giúp nâng cao tính chủ động cho các sở, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong quản lý, sử dụng các nguồn lực ở địa phương, góp phần giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn yêu cầu của các tổ chức và Nhân dân tại địa phương.
Qua triển khai thực hiện, nhiều nội dung phân cấp, phân quyền quản lý đã được cụ thể hóa bằng 27 văn bản quy phạm pháp luật của thành phố trên từng ngành, lĩnh vực (nội vụ, tài nguyên và môi trường, văn hóa, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, tài chính, đầu tư), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng ngành, từ thành phố đến cơ sở. Đồng thời, trên cơ sở chủ trương của Đảng, quy định của Chính phủ, thành phố thực hiện tốt công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với tinh giản biên chế để bố trí, đảm bảo cơ bản nguồn nhân lực để thực thi tốt các nhiệm vụ được phân cấp, đồng thời rà soát chức năng, nhiệm vụ để sắp xếp, sửa đổi lại cho phù hợp quy định, tránh chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo theo theo nguyên tắc “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”.
Hàng năm các sở, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra, rà soát các nội dung phân cấp để kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp cho phù hợp với quy định của Trung ương, bước đầu khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và địa phương. Các sở, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện thường xuyên rà soát, đề xuất cắt giảm các loại giấy tờ, hồ sơ thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính để tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.
b) Đánh giá chung: * Ưu điểm
Hiện nay, chính sách phân cấp, phân quyền hành chính được cụ thể hóa thông qua hệ thống văn bản pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể: Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương được ban hành, thể hiện những đổi mới quan trọng trong phân cấp, phân quyền hành chính nhà nước. Ngày 21/3/2016, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung vào 5 lĩnh vực: quản lý ngân sách nhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quản lý đầu tư công; quản lý công vụ, cán bộ,
công chức, viên chức; quản lý đất đai; Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, xác định cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian tới đối với 10 ngành, lĩnh vực: nội vụ, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, văn hóa, y tế, xây dựng, khoa học và công nghệ, lao động, thương binh và xã hội, tài chính, kế hoạch và đầu tư. Bên cạnh những văn bản quy định những vấn đề cơ bản về quan điểm, mục tiêu và định hướng phân cấp, phân quyền hành chính nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực cũng phản ánh nội dung phân cấp, phân quyền hành chính nhà nước trong mỗi lĩnh vực cụ thể, từ đó nâng cao trách nhiệm của cấp chính quyền được phân cấp, đồng thời, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các cấp trong thực thi quyền lực nhà nước.
Thực tế cũng cho thấy, nhờ được phân cấp, phân quyền, giúp địa phương nâng cao tính chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn lực ở địa phương; có cơ chế điều hành sát hơn với đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương. Nhiều thủ tục hành chính được bộ, ngành trung ương phân cấp, phân quyền cho địa phương giải quyết đã góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí, thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời hơn, tốt hơn doanh nghiệp và nhân dân. Việc phân cấp quản lý nhà nước đảm bảo phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế của các ngành, địa phương và đã mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành trong quản lý nhà nước, điều hành kinh tế - xã hội; các quyết định phân cấp có quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành trong thực hiện phân cấp; cơ quan, đơn vị giải quyết kịp thời, nhánh chóng, chính xác các thủ tục hành chính được phân cấp, góp phần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính của thành phố.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các nội dung phân cấp luôn được quan tâm thực hiện, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp cho phù hợp hơn, giúp phát huy vai trò trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.
* Khó khăn, vướng mắc
Mặc dù chính sách phân cấp, phân quyền được thể hiện rõ thông qua Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 21/NQ-CP và Nghị quyết số 99/NQ-CP nhưng tất cả những nội dung này mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, các văn bản quy định phân cấp, phân quyền đối với ngành, lĩnh vực còn chưa đồng bộ và thống nhất. Ngoài ra, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của Trung ương và địa phương, cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực chưa hợp lý hoặc thiếu rõ ràng, dẫn đến những bất cập trong quá trình thực hiện theo các chiều hướng khác nhau.
Trong thời gian qua, việc phân cấp quản lý nhà nước chưa có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn, nên việc phân cấp trên một số lĩnh vực đối với một số địa phương chưa thật sự phù hợp; phân định thẩm
quyền tổ chức bộ máy và nhân sự, mô hình tổ chức chính quyền địa phương cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã, giữa chính quyền đô thị và nông thôn chưa có sự phân biệt rõ. Trong một số lĩnh vực, khi phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới thực hiện, nhưng nhiều đơn vị cấp dưới chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, nên hiệu quả thực hiện phân cấp chưa cao, nhất là trong lĩnh vực xây dựng (như việc phân cấp đầu tư xây dựng cho cấp xã hiện còn hạn chế do các xã chưa có chuyên môn, năng lực khi làm chủ đầu tư).
Phân cấp, phân quyền nhưng không kèm theo điều kiện bảo đảm, không được tăng cường tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp. Vì vậy, địa phương rất khó trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền.
Mặt khác, trong một vài ngành, lĩnh vực, do hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện hoặc thiếu hướng dẫn cụ thể, nên quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện phân cấp tại các địa phương; Việc phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện.