III. Đề xuất tiếp tục phân cấp, phân quyền trong quản lý phát triển đô thị và nhà ở
4. giải quyết những bất cập nêu trên, Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng xin đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám
Hải Phòng xin đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền:
Thứ nhất, cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND để xác định rõ ràng nội dung, phạm vi, thẩm quyền, đối tượng giám sát. Tránh tình trạng chồng chéo hoạt động giám sát của các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát. Trong cùng thời điểm giám sát, Thường trực và các Ban HĐND thành phố Hải Phòng không thực hiện đồng thời giám sát tại một địa phương; các Ban HĐND thành phố căn cứ trên cơ sở kế hoạch giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và lĩnh vực Ban HĐND phụ trách, mỗi Ban lựa chọn các chuyên đề để thực hiện giám sát; thống nhất ban hành Chương trình kế hoạch công tác giám sát trong cả năm, lộ trình triển khai được chia theo từng tháng, từng quý, đảm bào không bị trùng lặp, chồng chéo.
Thứ hai, cần tiếp tục cụ thể hóa bằng quy định của pháp luật, bổ sung các biện pháp, chế tài xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan chấp hành, cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các cá nhân khi không chấp hành, chấp hành không nghiêm các kiến nghị sau giám sát của HĐND các cấp, để hoạt động giám sát của HĐND được thực quyền, đạt chất lượng, hiệu quả; các kiến nghị sau giám sát được tiếp thu, triển khai thực hiện nghiêm túc.
Thư ba, cần có cơ chế huy động chuyên gia am hiểu sâu về các lĩnh vực chuyên ngành tham gia các đoàn giám sát của HĐND. Mặc dù hiện nay, Luật Hoạt động giám sát năm 2015 đã quy định việc mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết, song chưa có quy định cụ thể về cơ chế và các điều kiện cần thiết để huy động lực lượng này tham gia hoạt động giám sát của HĐND.
Thứ tư, cần công khai, minh bạch hóa thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri, Nhân dân, doanh nghiệp theo dõi, giám sát thường xuyên việc thực thi công vụ của các cơ quan, đơn vị là chủ thể giám sát cũng như đối tượng chịu sự giám sát. Đồng thời, giúp cơ quan dân cử các cấp có thể cùng tham gia giám sát, theo dõi, đôn đốc việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước trên địa bàn.
Thứ năm, cần quy định chế tài xử lý trách nhiệm đối với đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách chưa dành đủ ít nhất một phần ba thời gian làm
việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND theo quy định. Trên thực tế, nhiều đại biểu hoạt động kiêm nhiệm chưa dành đủ thời gian quy định để tham gia hoạt động HĐND. Đồng thời, cần nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp bảo đảm quyền lợi tương xứng với nhiệm vụ của đại biểu HĐND để phát huy tinh thần, trách nhiệm của đại biểu, bởi thời gian làm việc trong năm mà đại biểu hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị đại biểu làm việc. Đồng thời, cần có tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của đại biểu.
Thứ sáu, cần áp dụng đồng bộ các hình thức giám sát: Kết hợp giám sát qua nghe báo cáo với giám sát thực tế tại cơ sở; kết hợp khảo sát với giám sát; tham khảo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng sẽ mang lại kết quả giám sát toàn diện, khách quan; tăng cường giám sát thông qua hình thức chất vấn, giải trình tại kỳ họp HĐND để đại biểu, cử tri và Nhân dân cùng theo dõi, giám sát. Huy động sự tham gia của các chủ thể giám sát phù hợp với nội dung giám sát và thực tiễn ở địa phương, cơ sở.
Thứ bảy, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ đại biểu HĐND, nhất là đại biểu hoạt động chuyên trách là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát; bố trí những cán bộ có năng lực thực tiễn, có chuyên môn sâu, phù hợp với lĩnh vực hoạt động HĐND; tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng giám sát, tổ chức các hội thảo, diễn đàn trao đổi học tập kinh nghiệm cho các đại biểu HĐND.
Kính thưa Hội nghị!
Trên đây là một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được rút ra từ thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND thành phố Hải Phòng, Thường trực HĐND thành phố xin được trao đổi cùng Hội nghị. Mong rằng sau hội nghị này, các giải pháp, chế tài để nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát của HĐND sẽ được các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xem xét sửa đổi, hoàn thiện trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành nâng cao chất lượng hoạt động giám sát HĐND các cấp.
Một lần nữa, xin kính chúc các đồng chí chủ trì Hội nghị, cùng toàn thể các vị đại biểu tham dự Hội nghị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
BÁO CÁO THAM LUẬN
Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
- Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa -