III. Đề xuất tiếp tục phân cấp, phân quyền trong quản lý phát triển đô thị và nhà ở
3. xuất, kiến nghị
Để có những biện pháp năng cao hiệu quả của việc phân cấp quản lý nhà nước về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Quốc hội sớm thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 (thời gian Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022))./.
BÁO CÁO THAM LUẬN
Tham luận về hoàn thiện thể chế đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường tự chủ đối với giáo dục đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới
- Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Quan điểm này đã được nêu ra tại nhiều văn kiện đại hội, nghị quyết của Đảng; được Nhà nước thể chế hóa thông qua việc ban hành các quy định, chính sách để phát triển giáo dục, đào tạo.
Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Đạt được thành tựu đó có đóng góp quan trọng của các chính sách đổi mới trong suốt thời gian qua, trong đó có việc hoàn thiện thể chế đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường tự chủ đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng.
Thời gian qua, việc phân cấp quản lý, tự chủ đại học được đẩy mạnh, tạo đột phá trong quản trị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Từ năm 2014, thực hiện Nghị quyết 77 của Chính phủ, đã có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ khá toàn diện. Cùng với hai đại học quốc gia, hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo và nghiên cứu; tổng số bài báo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín tăng nhanh (trong đó các trường đại học đóng góp trên 90% số bài). Nhiều công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn (đơn cử: nhiều trường đại học đã nghiên cứu, phát triển thành công các sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19). Lần đầu tiên, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới (trước năm 2015, các cơ sở giáo dục đại học Việt nam chưa có mặt trong các bản xếp hạng thế giới, chỉ có 2 trường vào top 300 các trường đại học Châu Á).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 tạo một bước tiến lớn về pháp lý để các cơ sở GDĐH thực hiện tự chủ và hội nhập quốc tế. Luật đã thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH của Đảng và Nhà nước; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập về điều chỉnh pháp luật đối với GDĐH trong thời gian qua để giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối với GDĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, nhiều văn bản dưới luật cũng đã được ban hành, khung pháp lý về GDĐH không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực phát triển GDĐH, đổi mới quản lý nhà nước, đổi mới quản trị đại học, quản lý đào tạo tiệm cận các chuẩn quốc tế để phát triển GDĐH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH tự chủ cạnh tranh bình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng GDĐH.