Tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước phân cấp, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước được phân cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà

Một phần của tài liệu 7-Danh muc, Bao cao tham luan.pdf_20211103104222 (Trang 31 - 35)

cấp, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước được phân cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương.

chính quyền địa phương mới quy định các vấn đề có tính nguyên tắc chung về

phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương. Điều này dẫn đến nhận thức và thực tiễn áp dụng về phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền chưa được thống nhất.

Hai là, hiện nay, việc phân cấp, phân quyền trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể được quy định trong các luật chuyên ngành, tuy nhiên mới chủ yếu tập trung vào phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh; chưa quy định rõ ràng, rành mạch phạm vi phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền địa phương. Trong các luật chuyên ngành vẫn còn những quy định chung chung như “Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực… trên địa bàn”. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều cấp cùng quản lý và khi có vấn đề thì khó xác định được trách nhiệm thuộc cấp nào.

Ba là, nhiều quy định pháp luật về phân cấp chưa cụ thể, rõ ràng nên trên thực tế, việc thực hiện phân cấp không thống nhất (về nguyên tắc, hình thức, cách thức thực hiện phân cấp, điều kiện, nguồn lực bảo đảm…).

Trong năm 2020, Chính phủ đã có Báo cáo số 442/BC-CP ngày 01/10/2020 trình Quốc hội về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước. Theo đó, qua rà soát 1.499 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế cho thấy, những khái niệm về “phân công”, “phân cấp”, “phân quyền”, “uỷ quyền” còn chưa được hiểu rõ ràng, thống nhất. Kết quả rà soát cũng cho thấy, một số quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn.

3.Trên thực tiễn, việc thực hiện phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có một số vướng mắc, bất cập đã được Bộ Nội vụ theo dõi, quản lý nhà nước có một số vướng mắc, bất cập đã được Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp trong các Báo cáo. Ví dụ như:

- Các cơ quan, địa phương còn gặp vướng mắc, lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật về nguyên tắc, điều kiện thực hiện phân cấp, ủy quyền. Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền chủ yếu được thực hiện đối với chính quyền cấp tỉnh, chưa đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các chính quyền địa phương khác.

- Việc thực hiện phân cấp chưa đồng bộ giữa các địa phương. Có cơ quan hoặc địa phương mạnh dạn thực hiện phân cấp, nhưng cũng có nhiều cơ quan hoặc địa phương chưa mạnh dạn thực hiện phân cấp. Hiện nay, việc đẩy mạnh phân cấp mới được thực hiện ở một số lĩnh vực (như quản lý đất đai, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, vệ sinh môi trường…) và chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn.

- Khi thực hiện phân cấp, các cơ quan chưa bảo đảm các điều kiện, nguồn lực cần thiết (về tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính) cho việc tổ chức thực hiện

phân cấp, chưa xác định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan phân cấp và cơ quan được phân cấp.

- Chưa phát huy được vai trò của kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện phân cấp, phân quyền; chưa phát huy được sự năng động, sáng tạo của cơ quan được phân cấp để bảo đảm tính hiệu quả trong quản lý nhà nước và phục vụ người dân; chưa phát huy được sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vẫn còn tình trạng nhiệm vụ của cấp dưới đẩy lên cấp trên và cấp trên làm thay nhiệm vụ cấp dưới...

4. Để tạo bước chuyển căn bản và mạnh mẽ cho việc thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và đáp ứng yêu cầu thực hiện phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và đáp ứng yêu cầu thực hiện

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về việc xác định “đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật” là một trong ba đột phá chiến lược, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần có sự hiểu thống nhất và rành mạch về các khái niệm “phân công”, “phân cấp”, “phân quyền”, “uỷ quyền”; nguyên tắc, điều kiện, cách thức thực hiện; trách nhiệm của các chủ thể liên quan… Đối với phân cấp, cần xác định rõ những lĩnh vực nào không thể phân cấp, những lĩnh vực nào có thể phân cấp, phân cấp đến đâu và các điều kiện, nguồn lực bảo đảm thực hiện phân cấp; trách nhiệm của cơ quan phân cấp và cơ quan được phân cấp; xác định rõ các nguyên tắc trong thực hiện phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.

Thứ hai, thực hiện quy định của Hiến pháp về “phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” (Điều 112) và quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương về “việc phân quyền cho mỗi cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong các luật” (Điều 12), các Bộ, ngành cần tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể các quy định pháp luật hiện hành (nhất là các luật chuyên ngành) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn nào của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và của các cấp chính quyền địa phương. Việc phân định rành mạch thẩm quyền của các cơ quan, các cấp chính quyền sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện phân cấp được hiệu quả.

Thứ ba, việc thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực cần được đẩy mạnh trong thời gian tới gắn với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật (nhất là các luật chuyên ngành). Do đó, trên cơ sở rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực, các Bộ, ngành cần đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho phù hợp. Vấn đề này cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để bảo đảm việc đề xuất phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước phù hợp với trình độ phát triển kinh tế -

xã hội trong từng giai đoạn, với đặc thù của ngành, lĩnh vực và đặc thù địa phương, trình độ quản lý, khả năng và điều kiện thực hiện phân cấp, phân quyền của từng cấp chính quyền… Việc thực hiện phân cấp, phân quyền phải hướng tới mục đích là nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, cấp chính quyền, đồng thời phục vụ tốt nhất cho bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và cả nước.

Thứ tư, Bộ, ngành, địa phương cũng cần đánh giá, xác định rõ những điều kiện, nguồn lực bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện phân cấp, phân quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngân sách nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với yêu cầu thực hiện phân cấp, phân quyền. Đồng thời, làm rõ nội hàm trách nhiệm của các cơ quan trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, phân quyền, tránh việc phân cấp, phân quyền mạnh nhưng thiếu cơ chế kiểm soát; nghiên cứu để hoàn thiện “cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước” trong việc thực hiện quản lý nhà nước (kiểm soát theo chiều dọc) theo tinh thần Điều 2 Hiến pháp năm 2013./.

BÁO CÁO THAM LUẬN

Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Một phần của tài liệu 7-Danh muc, Bao cao tham luan.pdf_20211103104222 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)