III. Đề xuất tiếp tục phân cấp, phân quyền trong quản lý phát triển đô thị và nhà ở
2. Giai đoạn 2016-2021, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quản lý ngân sách nhà nước;
quyền trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quản lý ngân sách nhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quản lý đầu tư công; quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức; quản lý đất đai…. HĐND thành phố Hải Phòng đã thông qua nhiều quyết sách quy định cụ thể phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong quản lý, vận hành nền kinh tế - xã hội, điển hình là các nghị quyết chuyên đề theo quy định của pháp luật chuyên ngành như: Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển; thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thí điểm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu; các kế hoạch đầu tư công; phân cấp nguồn thu tiền chậm nộp cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương; ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; cơ chế hỗ trợ vật tư (xi măng, gạch lát vỉa hè, pha đèn chiếu sáng và cây xanh) để cải tạo, nâng cấp hè, đường ngõ đã xuống cấp trên địa bàn các quận; phân cấp quản lý tài sản công; quy định một số loại phí và lệ phí; ....
Để bảo đảm quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích, việc thực thi quyền lực của các cơ quan Nhà nước tuân thủ đúng chính sách, pháp luật, trong thời gian qua, HĐND thành phố Hải Phòng đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt đã tập trung giám sát những nội dung, lĩnh vực được Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương phân cấp, phân quyền cho địa phương. Công tác giám sát tập trung có trọng tâm, trọng điểm, sát với yêu cầu thực tiễn. Ngoài triển khai giám sát chuyên đề của HĐND thành phố theo đúng kế hoạch, HĐND thành phố đã phát huy hiệu quả hoạt động giám sát thông qua các phiên chất vấn, giải trình tại kỳ họp. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề bất cập, tồn tại trên địa bàn được Thường trực HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố giám sát và kịp thời yêu cầu, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết, khắc phục kịp thời; nhiều nội dung tồn tại, bất cấp phát hiện thông qua hoạt động giám sát đã được Thường trực HĐND thành phố tổng hợp thành từng nhóm vấn đề để thực hiện chất vấn trực tiếp tại kỳ họp.
Với đặc điểm là một trong số các đô thị lớn của cả nước, có phạm vi, khối lượng công việc đa dạng, nhiều vấn đề có tính chất phức tạp, nhạy cảm nảy sinh, điều đó đặt ra nhiệm vụ cho HĐND thành phố không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới ttrong hoạt động giám sát. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng, những vấn đề bức xúc, được cử tri quan tâm, nhất là những nội dung được cấp trên phân quyền quản lý.
- Tại các kỳ họp, HĐND thành phố đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các hoạt động giám sát thông qua xem xét các báo cáo công tác theo luật định, báo
cáo chuyên đề về một số lĩnh vực của cơ quan chấp hành và các cơ quan tư pháp trên địa bàn. Đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng giám sát tại kỳ họp thông qua hoạt động chất vấn. Trong nhiệm kỳ 2026-2021, đã có 505 câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND thành phố đối với Chủ tịch UBND và các thành viên của UBND thành phố. Nội dung chất vấn chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quản lý đất đai, môi trường, quản lý trật tự xây dựng, triển khai các dự án, xây dựng, đầu tư công trình hạ tầng giao thông, giáo dục đào tạo, y tế... Chất lượng các phiên chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố Hải Phòng ngày càng được nâng lên do có sự tích cực, thẳng thắn, trao đổi giữa người hỏi và người trả lời. Thông qua chất vấn, HĐND thành phố có thể giám sát được tình hình hoạt động của các cơ quan này, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội được làm sáng tỏ, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế được truy rõ trách nhiệm của từng cá nhân tập thể, từ đó đưa ra những cam kết, lộ trình khắc phục cụ thể. Các nội dung chất vấn đã được Chủ tọa kỳ họp yêu cầu triển khai ngay sau kỳ họp tạo sự những chuyển biến rõ nét. Đồng thời, sau kỳ họp, Thường trực HĐND thành phố tiếp tục phân công Ban của HĐND thành phố đôn đốc thực hiện các cam kết chất vấn; đồng thời, UBND thành phố báo cáo kết quả thực hiện những cam kết với cử tri và Nhân dân thành phố tại kỳ họp sau.
- Đối với hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp, nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND thành phố đã tổ chức được 348 cuộc giám sát, khảo sát. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, ngay từ bước xây dựng kế hoạch giám sát, HĐND thành phố đã phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức giám sát, đối tượng giám sát, thời gian thực hiện, đề cương báo cáo giám sát...Việc lựa chọn địa bàn giám sát trực tiếp cũng được các Đoàn giám sát HĐND thành phố nghiên cứu, thống nhất phù hợp với tình hình thực tế; tổ chức họp Đoàn giám sát trước khi đi cơ sở để thống nhất nội dung, yêu cầu và trao đổi những vấn đề cần quan tâm, thảo luận. Các kết luận giám sát đều chỉ ra những khó khăn cần tháo gỡ, những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục và đề xuất các giải pháp khắc phục; phát hiện, chỉ ra những kinh nghiệm, cách làm tốt trong chỉ đạo, điều hành. Nội dung giám sát được tập trung vào việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực thi pháp luật, như: Công tác quản lý đất đai; giải pháp đối với các dự án đầu tư dở dang, kéo dài; chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản; việc thu thuế, phí, lệ phí bảo vệ môi trường; công tác cải cách hành chính; việc hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với hộ gia đình người có công, người nghèo...
Qua giám sát cho thấy, việc thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền đã và đang góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của các địa phương; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và trách
nhiệm của từng cấp, từng ngành trong tổ chức thực hiện; thúc đẩy việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Song, trong nhiều trường hợp, phân cấp, phân quyền không kèm theo điều kiện bảo đảm, không được tăng cường tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, chưa tạo sự chủ động cần thiết cho các cấp địa phương, không phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý ngân sách, đầu tư phát triển, cơ chế huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển, quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị, tổ chức bộ máy, biên chế,... chủ yếu do cấp trên quyết định mà thiếu sự tham gia của bên thụ hưởng nên nhiều trường hợp không đáp ứng đúng nhu cầu của địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương khó có thể thực hiện được “quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm”. Có những vấn đề mang tính cụ thể của địa phương lại chưa được giải quyết triệt để vì không thuộc kế hoạch đã được phê duyệt và do vậy không có kinh phí để thực hiện.