- Bảng phân chia công việc và sơ đồ tổ chức, kết quả huấn luyện đào tạo, danh sách những người đủ tư cách Kết quả trao đổ
Tìm hiểu về trình tự đánh giá mức độ nguy hiểm.
PAR
T
04.
1. Đánh giá mức độ nguy hiểm
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm là việc chủ doanh nghiệp tự tìm hiểu nguyên nhân nguy hiểm nguy hại và dự đoán mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra (tần suất) bệnh tật hoặc chấn thương do các nguyên nhân nguy hiểm, nguy hại đó gây ra để thiết lập phương pháp xử lý giảm thiểu các nguyên nhân nguy hiểm nguy hại có mức độ rủi ro cao và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp. Ở Hàn Quốc, chính sách về doanh nghiệp do chính phủ chủ đạo mạnh mẽ đã được thực hiện liên tục từ những năm 1960 và nền tảng kinh tế này đã kéo dài đến cuối những năm 1970. Cùng với đó, vào những năm 1980, cùng với sự mở rộng và phát triển với tốc độ cao của doanh nghiệp, Luật an toàn sức khoẻ nghề nghiệp đã được thông qua vào năm 1981 và tỷ lệ tai nạn lao động đã liên tục giảm nhờ việc vận dụng các quy định của Luật này nên từ sau năm 1997, tỷ lệ giảm tai nạn lao động đã dần dần giảm đi nhiều. Tuy nhiên, gần đây do sự biến đổi nhanh chóng của xã hội công nghiệp nên những quy định pháp chế vốn có về phòng ngừa tai nạn và hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ của doanh nghiệp cần phải điều chỉnh để phù hợp với xu thế của thời đại nhưng chưa mang lại được kết quả cao. Nói khác đi, quyết tâm của chủ doanh nghiệp và nhận thức về trách nhiệm chưa được đảm bảo vững chắc và vẫn còn nổi lên nhiều vấn đề trong việc đảm bảo kết quả quản lý an toàn sức khoẻ của doanh nghiệp. Nhằm tăng cường hoạt động phòng ngừa tai nạn tự giác của chủ doanh nghiệp, từ năm 2010 đã thực hiện dự án thử nghiệm đánh giá mức độ nguy hiểm trong 3 năm và pháp luật đã quy định từ năm 2013, mọi doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm.
CƠ CHẾ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM ĐỘ NGUY HIỂM
Doanh nghiệp
Dự đoán mức độ nguy hiểm
Quyết định mức độ nguy hiểm
Lập và thực hiện phương pháp xử lý giảm thiểu
Tìm hiểu yếu tố nguy hiểm nguy hại
nguy hiểm Chủ doanh nghiệp cần xây dựng nguyên tăc chung đánh giá mức độ nguy hiểm cần phải nắm vững
trong khi thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm.
Thứ nhất, mục đích căn bản của đánh giá mức độ nguy hiểm là loại bỏ yếu tố rủi ro (Risk). Chế độ đánh giá mức độ nguy hiểm làviệc tìm ra các yếu tố nguy hiểm – nguy hại (hazard) và đánh giá xem nó nguy hiểm ở mức độ nào và quy mô của đánh giá đó là [Phương pháp loại bỏ liên tục từ các yếu tố nguy hiểm nguy hại cao sau khi xử lý và phân cấp theo từng chỉ số].
Trình tự xúc tiến đánh giá mức độ nguy hiểm
① Chuẩn bị trước các công việc như lựa chọn đối tượng đánh giá vv
② Tìm hiểu yếu tố nguy hiểm- nguy hại
③ Dự tính mức độ nguy hiểm theo từng nguyên nhân nguy hiểm – nguy hại đã tìm hiểu
④ Quyết định mức độ nguy hiểm đã dự tính có nằm trong giới hạn khả năng cho phép hay không
⑤ Lập – thực hiện phương pháp giảm thiểu mức độ nguy hiểm và ghi chép lại
Nếu việc tập trung vào đánh giá vẫn không mang lại ý nghĩa thì thông qua quá trình P – D- C – A phải xây dựng [Hệ thống có thể hướng đến cải tiến liên tục]. Mặc dù vậy, để văn bản hoá và điều chỉnh – hoàn thiện một cách hệ thống và liên tục thì đó phải là một hệ thống có thể có phản hồi. Việc quan trọng nhất là tìm ra những yếu tố rủi ro (Nguy hiểm tiềm ẩn, căn nguyên mang tính tiềm ẩn gây ra nguy hiểm – nguy hại) để [loại bỏ các nguy hiểm (Risk)].
Thứ hai, phương pháp giảm thiểu mức độ nguy hiểm là phải ưu tiên áp dụng tối đa các phương pháp loại bỏ tận gốc từ các nguyên nhân nguy hiểm – nguy hại có mức độ nguy hiểm cao.
PAR
T
04.
Thứ tự ưu tiên trong phương pháp xử lý giảm mức độ nguy hiểm
① Xử lý loại bỏ hoặc giảm thiểu mức độ nguy hiểm ở bước thiết kế hoặc lên kế hoạch xử lý như xử lý vật chất nguy hiểm – nguy hại, thay đổi – loại bỏ các công việc nguy hiểm vv
② Phương pháp mang tính khoa học như lắp đặt thiết bị thông khí vv
③ Phương pháp mang tính quản lý như bố trí bản hướng dẫn trình tự làm việc ở doanh nghiệp vv
④ Sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân
Trường hợp cần nhiều thời gian cho việc thực hiện phương pháp xử lý giảm thiểu mức độ nguy hiểm đã được lập ra thì phải tìm kiếm ngay biện pháp xử lý tạm thời ngay lập tức. Đây là phương pháp bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hiểm – nguy hại như sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân, giáo dục, giảm và giới hạn thời gian làm việc, chuyển đổi công việc vv.
Thứ ba, việc thực hiện cải tiến dựa trên những nguồn tài nguyên có hạn không phải sẽ giúp loại bỏ được tất cả mọi nguy hiểm. Do đó cần phải thực hiện đào tạo cho đối tượng người lao động về mức độ nguy hiểm còn tồn tại.
Doanh nghiệp càn xây dựng phương pháp xử lý để thực hiện dựa trên những đánh giá về mức độ nguy hiểm trong phạm vi tiêu chuẩn thẩm định [ Những gì có thể cho phép trong doanh nghiệp của mình] nếu tiêu chuẩn áp dụng theo từng doanh nghiệp cho phép phán đoán về tiêu chuẩn (standards), hướng dẫn (guidance), pháp lệnh vv...bằng cách lập ra phạm vi cho phép tại doanh nghiệp.
Thứ tư, phải ưu tiên thực hiện xử lý đối với các vi phạm pháp quy, nguy hiểm khẩn cấp hoặc độc tính nguy hiểm và chất hoá học CMR, tia phóng xạ vv...
Điều này có nghĩa là mức độ nguy hiểm của các nguy hiểm – nguy hại không thể khắc phục hoặc có khả năng sẽ phát sinh bệnh nghiêm trọng hoặc tai nạn lao động ở mức độ nặng nên được gọi là việc thực hiện xử lý cấp bách.
※ Chất CMR: chất gây ung thư, độc tính sinh sản, nguồn gây biến đổi gien tế bào sinh sản Thứ năm, phải thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm theo từng công việc, môi trường bao gồm tất cả các yếu tố nguy hiểm và yếu tố nguy hại để chuyên môn hoá và thực hiện như hoá chất và các
công việc nặng về cơ xương khớp vv...
Đối tượng đánh giá mức độ nguy hiểm là mọi đối tượng có khả năng liên quan hợp lý đến việc phát sinh bệnh tật hoặc chấn thương do các nguyên nhân nguy hiểm – nguy hại từ công việc của người lao động. Ưu tiên lựa chọn các công việc đã từng xảy ra tai nạn, sự cố trong quá khứ để thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm.
Thứ sáu, chủ sử dụng và người lao động cùng hợp tác để tham gia vào đánh giá mức độ nguy hiểm. Trường hợp tìm hiểu các yếu tố nguy hiểm – nguy hại hoặc lập phương pháp xử lý giảm thiểu cần phải có sự tham gia của người lao động làm các công việc tương ứng không có các tình huống đặc biệt. Người quản lý an toàn sức khoẻ vv.... quản lý tổng quát việc thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm với người thực hiện công việc tại doanh nghiệp và phải được quản lý thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm với các nhà quản lý an toàn, quản lý sức khoẻ vv... tại doanh nghiệp. Việc đánh giá nguy hiểm đòi hỏi phải có sự tham gia của người quản lý giám sát và người lao động biết rõ về múc độ nguy hiểm của hiện trường.
Thứ bẩy, việc đánh giá mức độ nguy hiểm phải được thực hiện trước.
Đối tượng đánh giá mức độ nguy hiểm trước
① Lắp đặt, di dời, thay đổi hoặc huỷ bỏ các cơ sở xây dựng trong doanh nghiệp
② Mua mới hoặc thay đổi các máy móc – khí cụ, công cụ, nguyên vật liệu, thiết bị
③ Kiểm tra hoặc bảo trì toà nhà, máy móc, thiết bị vv
④ Áp dụng mới hoặc điều chỉnh trình tự làm việc hoặc phương pháp làm việc
Chủ doanh nghiệp ghi nhớ nguyên tắc chung trước khi thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm và phải khuyến khích để mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có thể cùng tham gia vào việc đánh giá mức độ nguy hiểm. Người quản lý tổng quát việc thực hiện công việc trong doanh nghiệp như người chịu trách nhiệm quản lý an toàn sức khoẻ vv.... quản lý tổng quát công việc đánh giá và được quản lý việc đánh giá với người quản lý an toàn, quản lý sức khoẻ vv.... Ngoài ra, việc lập kế hoạch và thực hiện phương pháp giảm thiểu rủi ro, quyết định, đo lường mức độ rủi ro, tìm hiểu nguyên nhân nguy hiểm – nguy hại với người quản lý giám sát đang tìm hiểu chi tiết như nội dung công việc vv.... có thể giúp cho việc thực hiện đánh giá được diễn ra hiệu quả và năng suất hơn. Cuối cùng, trường hợp tìm hiểu nguyên nhân nguy hiể - nguy hại hoặc lập chính sách giảm thiểu
PAR
T
04.
đòi hỏi phải có sự thm gia của người lao động làm những công việc tương ứng và không có trường hợp đặc biệt nào để có thể loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy hiểm – nguy hại một cách thực chất. Trường hợp cần thiết để cho việc đánh giá mức độ nguy hiểm có hiệu quả thực tế có thể cần đến sự tham gia của những người có kiến thức chuyên môn về máy móc, thiết bị tương ứng vào quá trình đánh giá mưc độ nguy hiể liên quan đến máy móc, thiết bị vv...
Chủ doanh nghiệp hoặc người chịu trách nhiệm quản lý sức khoẻ nghề nghiệp (giám đốc xưởng) với vai trò là người chịu trách nhiệm cao nhất của tổ chức phải trở thành nền tảng của hoạt động an toàn sức khoẻ cho toàn bộ người lao động đúng như ý chí của chủ doanh nghiệp và áp dụng thực hiện chế độ đánh giá mức độ nguy hiểm, truyền đạt đến mọi người có liên quan về phương hướng hoặc mục tiêu đánh giá của người có trách nhiệm theo một trong những phương châm của doanh nghiệp là một việc làm quan trọng.
Phương châm của chủ doanh nghiệp
① Việc đánh giá mức độ nguy hiểm là căn bản của việc quản lý an toàn sức khoẻ và là yếu tố quan trọng của quản lý công ty.
② Chủ doanh nghiệp thể hiện rõ ràng chính xác ý chí quyết tâm thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm và giải thích để mọi người có liên quan trong doanh nghiệp hiểu được điều này.
③ Khi thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm phải hướng đến tạo ra thành quả theo các bước Kế hoạch (P) ⇒ Thực hiện (D) ⇒ Xác nhận (C) ⇒ Kiểm tra (A).
Người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm là quản lý giám sát. Hoạt động phòng ngừa tai nạn của doanh nghiệp là việc thực hiện công việc một cách có trách nhiệm trên cơ sở hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ của Luật an toàn sức khoẻ nghề nghiệp và là nền tảng căn bản nên việc đánh giá mức độ nguy hiểm là việc thực hiện có trọng tâm vào người quản lý giám sát là một phương pháp đúng đắn. Cách gọi của từng doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng người quản lý hiện trường như tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng chuyền vv... cần phải nắm rõ xu hướng của những người làm việc bên dưới và là người phù hợp với công việc với tư cách một người chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, tuỳ theo từng doanh nghiệp tình hình có sự khác biệt nhất định nên về nguyên tắc việc chỉ định người chịu trách nhiệm thực hiện sẽ dựa trên phán đoán của chủ doanh nghiệp.
Vai trò của người quản lý giám sát
① Truyền đạt chính xác tới người lao động ý chí phương hướng đánh giá mức độ nguy hiểm của chủ doanh nghiệp
② Thực hiện bố trí nhân lực để thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm
③ Thực hiện huấn luyện – đào tạo về đánh giá mức độ nguy hiểm cho người lao động có liên quan
④ Quản lý và phân tích thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm
Chủ doanh nghiệp
Người chịu trách nhiệm quản lý an toàn sức khoẻ (Quản lý tổng quát) Người quản lý an toàn
Người quản lý sức khoẻ
Người quản lý giám sát
Bổ trợ
Chỉ đạo – Tư vấn
Người lao động /Đại diện người lao động / Ban giám sát an toàn lao động danh dự
Uỷ ban an toàn sức khoẻ nghề nghiệp
<Hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ>
Phương pháp thực hiện cụ thể việc đánh giá mức độ nguy hiểm cần điều chỉnh tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp nhưng tại các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ cần xem xét theo tình hình nhân sự để có thể phân chia công việc theo cách 1 người 2 nhiệm vụ. Nhìn chung chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc xưởng là người quản lý tổng quản của việc đánh giá mức độ nguy hiểm và trưởng các bộ phận là người chịu trách nhiệm tình hình thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm và người giám sát hiện trường (tổ trưởng, trưởng truyền, vv...) là người chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm, người quản lý an toàn sức khoẻ đóng vai trò hỗ trợ thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm. Người lao động tham gia vào với vai trò là người thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm. Trường hợp doanh nghiệp không thể tự thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm thì có thể nhận tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài. Trong trường hợp nhận hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài thì trách nhiệm cuối cùng của việc đánh giá mức độ nguy hiểm vẫn là chủ doanh nghiệp và không được lệ thuộc
PAR
T
04.
hoàn toàn vào việc hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài và doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm đã trở thành trọng tâm một cách căn bản. Trường hợp nhận hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cần thiết cho chuyên gia.
3. Định nghĩa thuật ngữ
1) Đánh giá mức độ nguy hiểm
Đánh giá mức độ nguy hiểm có nghĩa là quá trình tính toán – quyết định mức độ nghiêm trọng (cường độ) và khả năng (Tần suất) phát sinh bệnh tật hoặc chấn thương do các yếu tố nguy hiểm – nguy hại mà chủ doanh nghiệp đã tìm ra và các công việc liên quan đến xây dựng và thực hiện phương pháp xử lý giảm thiểu thiệt hại.
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm có nghĩa là quá trình <bước 1> chuẩn bị trước, <bước 2> tìm hiểu yếu tố nguy hiểm – nguy hại, <bước 3> dự tính mức độ nguy hiểm, <bước 4> quyết định mức độ nguy hiểm, <bước 5> lập chính sách và thực hiện phương pháp giảm mức độ nguy hiểm. Việc đánh giá mức độ nguy hiểm không phải là việc chỉ làm 1 lần nên không thể là khái niệm kết thúc mà khi cần phải cải tiến liên tục và lặp đi lặp lại cho đến khi mức độ nguy hiểm trong khả năng giới hạn cho phép.
Chuẩn bị trước Tính toán mức độ nguy hiểm Quyết định mức độ nguy hiểm Xây dựng và thực hiện phương pháp giảm thiểu
mức độ nguy hiểm Kết thúc Ghi chép Tìm hiểu trước yếu tố nguy hiểm – nguy hại Mức độ nguy hiểm cho phép
Hàng năm, tại các doanh nghiệp ở nước ta có hàng chục nghìn người bị tai nạn lao động. Nếu xem xét về nội dung đó thì người lao động ở hiện trường làm việc sử dụng các máy móc thiết bị hay dụng cụ vv..., hoặc phát sinh chấn thương hay bệnh khi làm việc trong môi trường đặc biệt thì nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề về máy móc hoặc thao tác sai của người lao
động vv....Theo đó, tìm ra nguyên nhân căn bản là yếu tố xảy ra tai nạn, sau khi tính toán mức độ nghiêm trọng và khả năng thiệt hại, việc xây dựng và thực hiện phương pháp xử lý giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm – nguy hại thoát khỏi phạm vi cho phép có thể coi là trọng tâm của việc đánh giá mức độ nguy hiểm.