II Trung bình Cảitiến theo kế hoạch năm IThấpCó thể cho phép Cải tiến theo nhu cầu cần thiết
Lập và thực hiện phương pháp xử lý giảm thiểu với các yếutố nguy hiểm nguy hại không thể cho phép.
nguy hại không thể cho phép.
Sau khi thực hiện phương pháp nhằm giảm thiểu mức độ nguy hiểm nguy hại cần kiểm tra xem mức độ đó đã giảm xuống mức tiêu chuẩn cho phép hay chưa. Trường hợp chưa loại bỏ đủ các yếu tố nguy hiểm nguy hại thì cần ước tính mức độ nguy hiểm và sau khi quyết định phải lập và thực hiện phương pháp xử lý giảm thiểu lại để lặp lại chu trình giảm thiểu đưa mức độ nguy hiểm xuống đến mức thấp có thể cho phép.
6) Ghi chép
Khi thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm cần phải ghi lại nội dung thực hiện và kết quả. Các nội dung cụ thể được ghi chép bao gồm như sau.
① Thông tin an toàn sức khoẻ đã khảo sát truớc để đánh giá mức độ nguy hiểm ② Nội dung công việc cụ thể hoặc tên gọi của chu trình với đối tượng đánh giá ③ Tìm hiểu yếu tố nguy hiểm nguy hại
④ Ước tính và quyết định mức độ nguy hiểm
⑤ Lập và quyết định phương pháp xử lý giảm thiểu mức độ nguy hiểm
⑥ Lập kế hoạch và lịch trình thực hiện phương pháp xử lý giảm thiểu mức độ nguy hiểm ⑦ Nội dung quyết định cần thiết trong doanh nghiệp khác
Khi kết thúc đánh giá mức độ nguy hiểm ở doanh nghiệp cần ghi thành văn bản các nội dung đã thực hiện như nội dung về phương pháp xử lý giảm thiểu đã thực hiện, mức độ nguy hiểm ước tính (độ lớn), yếu tố nguy hiểm nguy hại đã tìm ra,công việc thuộc đối tượng đánh giá vv.... và lưu lại dưới dạng ghi chép. Ghi chép nhằm sử dụng chúng thành những tài liệu để cho mọi người biết đã thực hiện đánh giá tất cả các bộ phận hay chưa và phương pháp nào đã được sử dụng trong đánh giá (Công cụ).
Ghi chép công việc đã thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm ở doanh nghiệp bản thân nó là một công cụ hữu hiệu và cần duy trì để có thể dùng làm tài liệu được sử dụng hữu ích ở lần đánh giá tiếp sau. Việc sử dụng những ghi chép này làm thành tài liệu đào tạo an toàn sức khoẻ cho người lao động hay bí quyết (Know-how) về an toàn của doanh nghiệp hoặc dùng để tham khảo khi áp dụng máy móc – thiết bị mới vv... đều có thể có những đóng góp cho việc tích luỹ kỹ thuật an toàn và có hỗ trợ nhất định vào việc đặt tên các nguyên nhân của tai nạn. Thời gian lưu trữ các tài liệu này thường là trên 3 năm và nếu có thể thì nên lưu trữ cả những