Phòng ngừa rủi ro do rơi – xụp đổ

Một phần của tài liệu 01 HE THONG QUAN LY AN TOAN (Trang 40 - 41)

– xụp đổ

○Phải thực hiện xử lý phòng ngừa nguy hiểm do rơi rớt, xụp đổ như là đảm bảo chiếu sáng, lắp đặt thang dây, bố trí dụng cụ cứu hộ, lắp đặt thiết bị thang máy, lắp đai an toàn vv.

6. Thực hiện kiểm tra an toàn

○Tìm hiểu đối tượng kiểm tra an toàn và phải thực hiện kiểm tra định kỳ tùy theo tiêu chuẩn.

Nội dung kiểm tra Tiêu chuẩn kiểm tra chứng nhận

7. Hoạt động phòng ngừa rò rỉ chất nguy hiểm và cháy – nổ

○Phải thực hiện kiểm tra theo chu kỳ dựa trên kế hoạch kiểm tra bảo trì nếu đã xử lý phòng ngừa rủi ro do rò rỉ chất độc hại và nguy cơ cháy – nổ và nắm vững hiệu lệnh thoát hiểm khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.

○ Phải thực hiện xử lý phòng ngừa rủi ro như lắp đặt thiết bị đóng cắt khẩn cấp, thiết bị cảnh báo tự động, thiết bị đo lường, lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ, van an toàn, bảng cảnh báo hướng đóng mở của va, ngăn ngừa bụi, kiểm tra kết cấu toà nhà đối với các dụng cụ áp lực hay các thiết bị hoá học vv.

8. Hoạt động phòng ngừa tai nạn điện

○ Phải thực hiện các hoạt động phòng ngừa như duy trì và bảo trì định kỳ và xử lý phòng hộ tại các thiết bị điện và máy móc có liên quan đến điện nhằm ngăn ngừa rủi ro do điện.

○ Phải quyết định cấp độ sao cho phù hợp với tiêu chuẩn để quản lý nhằm ngăn ngừa cháy nổ do thiết bị điện hoặc tích điện.

9. Hoạt động duy trì môi trường làm việc trong lành

○ Phải tuân thủ quy định liên quan phù hợp nhằm ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động tiếp xúc vói chất hoá học độc hại.

○ Phải phân phát hoặc công khai tài liệu an toàn sức khoẻ (MSDS) và lên danh sách các chất độ hại phải dùng để thực hiện quy định liên quan.

○ Phải đo lường định kỳ các yếutố có hại như các yếu tố mang tính chất hoá học (bụi, chất hữu cơ tổng hợp, kim loại nặng, axit, alkali vv…) và các yếu tố mang tính chất vật lý (tiếng ồn, rung, tia có hại vv…) nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động bởi sự rò rỉ các yếu tố có hại thuộc nhóm đối tượng đánh giá ảnh hưởng lên môi trường làm việc.

PAR

T

03.

Nội dung kiểm tra Tiêu chuẩn kiểm tra chứng nhận

9. Hoạt động duy trì môi trường làm việc trong lành

○ Phải xử lý các công việc như lập nhật ký làm việc, xử lý thoát hiểm khi có sự cố, cung cấp dụng cụ bảo hộ, cấm ra vào, dọn vệ sinh, xử lý ngăn ngừa rò rỉ, rỉ sét, quản lý nền khu vực làm việc, lắp đặt thiết bị rửa mặt, phòng tắm, thiết bị rửa tay, thiết bị đóng cắt khẩn cấp, thiết bị đóng, thiết bị cảnh báo, thiết bị phối khí cục bộ nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khoẻ do các vật chất có hại cấm sử dụng hoặc phải có giấy phép sử dụng cũng như thuộc danh sách đối tượng quản lý.

10. Hoạt động ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động

○Phải thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động nhằm bảo vệ và duy trì sức khoẻ cho người lao động và xử lý phù hợp sau khi có kết quả khám.

○ Phải xử lý phù hợp nhằm ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Một phần của tài liệu 01 HE THONG QUAN LY AN TOAN (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)