Thời kỳ thực hiện đánh giá nguy hiểm

Một phần của tài liệu 01 HE THONG QUAN LY AN TOAN (Trang 72 - 73)

II Trung bình Cảitiến theo kế hoạch năm IThấpCó thể cho phép Cải tiến theo nhu cầu cần thiết

6. Thời kỳ thực hiện đánh giá nguy hiểm

Trước tiên cần phải nắm vững khi nào cần thực hiện đánh giá nguy hiểm và trong mỗi kiểu đánh giá nguy hiểm bao gồm những công việc gì.

Việc đánh giá nguy hiểm phải được thực hiện trước khi triển khai công việc. Trường hợp không chỉ các công việc thông thuờng mà cả các công việc phi thông thường cần thực hiện đánh giá (ngay cả công việc khẩn cấp có thể dự đoán, công việc không thông thường mang tính kế hoạch). Và thời kỳ thực hiện đánh giá nguy hiểm phải song hành cùng với lịch trình đó và cần đảm bảo thực hiện định kỳ (1 lần/năm). Trong thời kỳ đó nếu có những yêu cầu thực hiện đặc biệt trong pháp lệnh thì phải thực hiện sao cho phù hợp với quy định.

Việc đánh giá nguy hiểm được chia thành đánh giá ban đầu, đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất. Đánh giá ban đầu có nghĩa là việc thực hiện ban đầu, áp dụng đánh giá nguy hiểm vào doanh nghiệp và thực hiện đánh giá nguy hiểm với đối tượng là toàn bộ các yếu tố nguy hại – nguy hiểm liên quan đến tất cả công việc của doanh nghiệp. Đánh giá đột xuất có nghĩa là việc thực hiện và thời điểm không có liên quan đến chu kỳ đánh giá khi có phát sinh lý do cần thực hiện nhưng trong trường hợp có kế hoạch tương ứng với 1 trong các điều quy định như dưới đây thì thực hiện trước khi thực hiện kế hoạch tương ứng với đối tượng là chính kế hoạch đó và sau khi hoàn thành thực hiện kế hoạch thì phải thực hiện trước khi triển khai công việc với đối tượng là các công việc tương ứng. Tuy nhiên, trong trường hợp phát sinh tai nạn tương ứng với số (5) thì phải thực hiện trước khi triển khai công việc với đối tượng là công việc phát sinh tai nạn.

- <Trường hợp thực hiện đánh giá đột xuất>

① Lắp đặt – di chuyển – thay đổi hoặc loại bỏ các vật kiến trúc ở nơi làm việc ② Đưa vào hoặc thay đổi máy móc – công cụ - thiết bị - nguyên vật liệu vv ③ Bố trí hoặc bảo trì máy móc – công cụ - thiết bị - vật kiến trúc vv ④ Đưa vào hoặc thay đổi trình tự làm việc hoặc phương pháp làm việc

⑤ Phát sinh tai nạn lao động hoặc sự cố lao động nghiêm trọng (chỉ giới hạn trong các trường hợp cần sự chăm sóc và phải nghỉ làm trở lên)

⑥ Các trường hợp mà chủ doanh nghiệp đánh giá cần thiết khác

<Ví dụ>

-Trường hợp một nhà máy sản xuất lắp đặt mới đường dây điện 300kw, lập kế hoạch lắp đặt và thực hiện đánh giá mức độ nguy hiểm với công việc lắp đặt này theo kế hoạch đã xây dựng trước khi thực hiện lắp đặt và phải thực hiện đánh giá lại mức độ nguy hiểm sau khi bắt đầu đưa đường dây vào sử dụng ví dụ với công việc (giai đoạn) chế tạo sắt thép bình thường (thực hiện trong bước chạy thử nghiệm nói chung).

Việc đánh giá định kỳ phải được thực hiện theo chu kỳ hàng năm sau khi thực hiện đánh giá khởi đầu và phải lưu ý tới các nội dung sau.

① Giảm hiệu suất của máy móc – thiết bị vv.... qua thời gian

② Sự thay đổi của nhận thức hoặc kinh nghiệm liên quan đến an toàn – sức khoẻ như việc thay thế người lao động vv...(người lao động có nhiều kinh nghiệm thôi việc và người lao động mới vào có kinh nghiệm ít hơn)

③ Nhận thức mới về an toàn – sức khoẻ

Một phần của tài liệu 01 HE THONG QUAN LY AN TOAN (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)