Các cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo nghề Điện công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 32 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Các cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo nghề Điện công

1.3.1.1. Cách tiếp cận nội dung

Với cách tiếp cận này: CTĐT nghề Điện công nghiệp ở trường cao đẳng chỉ là bản phác thảo nội dung đào tạo. Đây là cách tiếp cận kinh điển trong việc xây dựng CTĐT, mục tiêu đào tạo chính là nội dung đào tạo, phương pháp dạy học nhằm truyền đạt nội dung dạy học. Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình truyền thụ nội dung dạy học.

Ưu điểm: Xác định rõ nội dung dạy học nghề điện công nghiệp, CTĐT

chẳng khác gì mục lục của cuốn sách giáo khoa; dễ dàng truyền thụ tri thức sẵn có của người dạy cho người học.

Hạn chế: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, sự bùng nổ

thông tin như vũ bão, kiến thức gia tăng theo cấp số nhân, cách tiếp cận nội dung CTĐT đào tạo khơng cịn phù hợp vì thiếu thời gian học tập trên lớp, người học trở nên thụ động, khó đánh giá được mức độ nơng sâu của kiến thức.

1.3.1.2. Cách tiếp cận mục tiêu

Vào giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận mục tiêu được sử dụng ở Mỹ. Theo cách tiếp cận này, CTĐT nghề điện công nghiệp phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Dựa vào mục tiêu đào tạo mà người thiết kế chương trình lựa chọn nội dung, phương pháp và cách thức đánh giá kết quả học tập thích hợp. Cách tiếp cận này chú ý đến đầu ra (out put), chú trọng sản phẩm (những thay đổi về hành vi của người học về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ. B.Loom đã xây dựng được mục tiêu về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Cách tiếp cận này coi đào tạo là công cụ để tạo nên các sản phẩm theo các tiêu chuẩn định sẵn.

Mục tiêu đào tạo phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo. Với cách tiếp cận mục tiêu có thể chuẩn hóa quy trình xây dựng CTĐT cũng như quy trình đào tạo theo một công nghệ nhất định. Vì thế, có khái niệm “Công nghệ giáo dục” và CTĐT được xây dựng theo kiểu này gọi là “CTĐT kiểu công nghệ”.

Ưu điểm: Mục tiêu đào tạo cụ thể và chi tiết, thuận lợi cho việc đánh giá

hiệu quả và chất lượng CTĐT; người dạy và người học biết rõ mình phải làm gì trong quá trình dạy học để đạt mục tiêu; xác định rõ hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; dễ dàng cho việc quản lý hoạt động dạy học.

Hạn chế: Sản phẩm đào tạo phải đồng nhất ở đầu ra (out put) trong khi nguyên

liệu đầu vào (in put) là những con người rất khác nhau; rèn đúc người học theo một khuôn mẫu nhất định làm người học bị thụ động, thiếu tính sáng tạo…; khả năng tiềm ẩn, nhu cầu, sở thích của cá nhân người học khơng được quan tâm đúng mức; chỉ dừng lại ở một quá trình học tập mà chưa định hướng rõ ràng phương hướng phấn đấu trong tương lai của người học

1.3.1.3. Cách tiếp cận phát triển

Còn theo cách tiếp cận này: Giáo dục là một quá trình, mức độ làm chủ bản thân tiềm ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa hay nói cách khác, đào tạo theo hướng phát triển (tiếp cận) năng lực của người học.

Theo Kelly.A.V (1977), “CTĐT là một quá trình và giáo dục là một sự phát triển”. Theo quan điểm này, giáo dục phải phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người, giúp họ làm chủ được những tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp một cách chủ động và sáng tạo. Giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục trong suốt

cuộc đời mỗi con người, như vậy nó khơng chỉ được đặc trưng chỉ bằng một mục đích cuối cùng nào.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về năng lực, chúng tôi đưa ra định nghĩa chung về năng lực như sau:

Năng lực là hệ thống khả năng của con người đã được phát triển và được hiện thực hoá thể hiện trong việc con người thực hiện linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả một loại hoạt động nào đó.

Thành tố cơ bản của năng lực là tri thức, kỹ năng và động cơ thực hiện, trong đó tri thức đóng vai trị nền tảng, kỹ năng là mặt thực hiện của năng lực trong thực tiễn, động cơ là động lực thúc đẩy con người vận dụng tri thức và kỹ năng vào thực tiễn.

Nhìn chung, các tác giả thường gặp nhau ở cách phân chia năng lực ra làm hai nhóm. Đó là những năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt.

+ Năng lực chung:

Là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều mơn học, liên quan đến nhiều mơn học. Năng lực này có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như: năng lực xuyên chương trình, năng lực chính hay là năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu.

+ Năng lực cụ thể, chuyên biệt:

Là những năng lực riêng được hình thành và phát triển trong một lĩnh vực hay một mơn học nào đó.

Ưu điểm: Sản phẩm đào tạo đa dạng, giúp người học thích ứng với cuộc

sống và hoạt động nghề nghiệp; mang tính nhân văn vì cách tiếp cận này chú trọng đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân người học, chú trọng đến những giá trị mà chương trình mang lại; CTĐT nghề Điện cơng nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người học, quá trình đào tạo giúp người học phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. Việc xây dựng CTĐT theo

mođul cho phép người học với sự giúp đỡ của người dạy có thể tự mình xác định lấy CTĐT cho riêng mình.

Hạn chế: Cách tiếp cận này quá chú trọng đến nhu cầu và sở thích của cá

nhân mà ít quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Trong thực tế, nhu cầu và sở thích của các cá nhân thường đa dạng và hay thay đổi nên CTĐT khó thỏa mãn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)