Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 50 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Một vài nét về trường Cao đẳng Lào Cai

Trường Cao đẳng Lào Cai tiền thân là Trung tâm dạy nghề và Giới thiệu việc làm được thành lập năm 1992, là Trung tâm trực thuộc Sở Lao động TBXH với nhiệm vụ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Năm 2001 UBND tỉnh quyết định nâng cấp Trung tâm thành Trường công nhân kỹ thuật Lào Cai. Thời kỳ này, Nhà trường chủ yếu liên kết với các trường Trung ương đào tạo một số nghề: Nông lâm nghiệp, Điện dân dụng, Tin học, Ngoại ngữ. Trụ sở làm việc tại đường Lê Ngọc Hân, phường Phố Mới, thành phố Lào Cai. Cơ sở vật chất, phòng học, phòng làm việc là những căn nhà cấp 4 sơ sài, xưởng thực hành không đáp ứng cho học viên thực hành, đội ngũ giáo viên của Nhà trường còn đang thiếu và non trẻ.

Tháng 6 năm 2007, thực hiện Luật dạy nghề, Trường công nhân kỹ thuật Lào Cai đổi tên thành Trường Trung cấp nghề Lào Cai trực thuộc UBND tỉnh,có nhiệm vụ đào tạo nghề trình độ Trung cấp, Sơ cấp, Bồi dưỡng, đào tạo lại và nâng bậc thợ cho công nhân các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh. Có thể khái quát sự phát triển của Nhà trường theo các thời kỳ sau:

* Giai đoạn từ năm 1992 - 2000

Đội ngũ cán bộ, giáo viên chỉ có 8 đến 10 người nhưng phải đảm đương khối lượng công việc lớn vừa củng cố bộ máy và cơ sở vật chất, vừa tổ chức các hoạt động đào tạo. Chương trình đào tạo, thiết bị, đồ dùng học cụ, tài liệu, giáo trình hầu như chưa có, Nhà trường thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh rồi mời các trường Trung ương liên kết đào tạo, vì vậy rất khó khăn trong tổ chức,quản lý đào tạo. Tuy khó khăn nhiều nhưng cán bộ, giáo viên Trung tâm luôn khắc

phục, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ năm 1994 đến năm 2000, Trung tâm đã đào tạo và liên kết đào tạo 2.331 lượt công nhân, trong đó dài hạn 638 HSSV, ngắn hạn 1.693 học sinh, các học sinh ra trường đều tìm được việc làm có thu nhập ổn định.

* Giai đoạn từ năm 2001-2006.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới. Ngay sau khi thành lập, trường đã thực hiện kế hoạch của tỉnh đào tạo 500 công nhân cho Mỏ đồng Sin Quyền các nghề: Khoan nổ, Tuyển khoáng, Lái máy xúc ủi… 300 công nhân cho Tổng Công ty VINACONEX, các nghề: Xây dựng, Hàn… và hàng trăm công nhân cho các nhà máy giấy Lâm trường Bảo Yên, Văn Bàn, nông trường chè Phong Hải, Thanh Bình,... đào tạo ngắn hạn trên 3000 lao động nông thôn về kỹ thuật trồng lúa lai, ngô lai, kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi cá, tôm, kỹ thuật trồng hoa hồng, rau sạch... Để bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống, Nhà trường mở các lớp: Thêu dệt thổ cẩm, May công nghiệp, Gỗ mỹ nghệ, Tranh tre nghệ thuật... giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địaphương.

Cùng với đào tạo, Nhà trường chú trọng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.Trong 5 năm, được Tỉnh và Tổng cục dạy nghề đầu tư trên 3 tỷ đồng mua thiết bị cho xưởng thực hành nghề. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên được chú trọng, từ 10 cán bộ, giáo viên năm 2001 đến năm 2006 đã có 50 cán bộ, giáo viên, các giáo viên thường xuyên được đi đào tạo nâng cao trình độ. Nhiều giáo viên có đề tài sáng kiến có giá trị sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Nhờ vậy, giai đoạn này Nhà trường được cấp phép đào tạo 5 nghề: Công nghệ ô tô, Cơ điện nông thôn, Khuyến nông lâm, Điện công nghiệp và nghề Lắp ráp sửa chữa máy tính.

* Giai đoạn 2007 đến nay.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà trường được đổi tên thành trường Trung cấp nghề Lào Cai. Đây là giai đoạn đánh dấu bước

phát triển vượt bậc của Nhà trường. Giai đoạn này trường tiến hành hai nhiệm vụ song song đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất (di chuyển địa điểm xây mới ở khu đô thị mới). Đối với nhiệm vụ đào tạo, tập trung chỉ đạo xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy, tích cực tuyển sinh, đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao hàng năm. Mặc dù vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa đào tạo, cán bộ, giáo viên Nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn, với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, phấn đấu vươn lên, từng bước tự khẳng định thương hiệu. Để nâng cao chất lượng, Nhà trường đặc biệt chú trọng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, thường xuyên đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại đồng bộ với các nghề được cấp phép đào tạo tính đến hết năm 2012 tổng giá trị thiết bị đã mua sắm gần 23 tỷ đồng.

Từ năm 2007 đến 2009 Nhà trường đã đào tạo 28 lớp dài hạn được 964 học sinh, 12 lớp ngắn hạn cho lao động nông thôn được 536 học viên, xây dựng hoàn chỉnh 5 bộ chương trình trình độ Trung cấp, 7 bộ chương trình, trình độ Sơ cấp nghề.Về xây dựng cơ bản, tích cực triển khai các hạng mục công trình trên khu đất mới rộng gần 17,8 ha. Đến thời điểm này, đa số các công trình xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng,đã khắc phục căn bản khó khăn về cơ sở vật chất tạo thuận lợi để Nhà trường mở rộng qui mô và các ngành nghề đào tạo. Đến 2010 có tổng số 9 nghề được cấp phép đào tạo, đây là cơ hội giúp học sinh có thêm sự lựa chọn nghề nghiệp. Bên cạnh việc khai thác triệt để những lợi thế về cơ sở vật chất, Nhà trường đã chủ động mở rộng liên kết với các trường Trung ương, các tổ chức khoa học có chức năng đào tạo để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kinh nghiệm đào tạo... nhờ biện pháp này, hàng ngàn học sinh của tỉnh đã được học những nghề, giúp giảm chi từ ngân sách tỉnh hàng tỷ đồng. Điển hình là mô hình hợp tác đào tạo giữa trường với Viện nghiên cứu Sinh thái Chính sách xã hội (Speri) thuộc Bộ KHCN&MT. Kiến thức các em học được là sự đan xen giữa chương trình do nhà nước qui định có bổ sung kiến thức bản địa một cách hợp lý,quá trình dạy học là sự đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, lấy rèn luyện kỹ năng nghề là chủ yếu,

học sinh tham gia các lớp này đều là con em các dân tộc thiểu số được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách Nhà nước qui định, ra trường các em có tay nghề vững vàng có thể tham gia sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, nông trường, có những em trở thành giáo viên, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức để tự phát triển mô hình kinh tế hộ gia định tại địa phương.

Để xây dựng Nhà trường thực sự là nơi đào tạo nghề có uy tín, đáp ứng nhu cầu của xã hội, Cấp uỷ, Ban giám hiệu đã chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển Trường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 chiến lược đã được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số: 1120/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2011.Trên cơ sở đó Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm.

Năm 2012 nâng cấp trường lên Cao đẳng. Từ năm 2013 - 2016 trường đã mở thêm một số nghề trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề, đầu tư đào tạo 3 nghề trọng điểm cấp quốc gia.

Sáng 27 tháng 12 năm 2018, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh Lào Cai đã công bố quyết định sáp nhập Trường Trung học Y tế, Trường Cao đẳng Cộng đồng vào Trường Cao đẳng Lào Cai.

Hiện tại, trường Cao đẳng Lào Cai có 5 phòng, 7 khoa và 4 Trung tâm trực thuộc, với 347 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Nhà trường đào tạo nghề cho con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn với mục tiêu đào tạo hơn 10 nghìn học sinh, sinh viên đến năm 2020.

Trong đó, nhà trường sẽ tập trung đào tạo các ngành nghề có thế mạnh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội như: Điện công nghiệp; công nghệ ô tô, nghề nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nghề về du lịch dịch vụ và nhà hàng khách sạn...

Hiện tại, nhà trường duy trì đào tạo 14 nghề trình độ cao đẳng, 36 nghề trình độ trung cấp và hơn 30 nghề trình độ sơ cấp. Sau khi sáp nhập, nhà trường sẽ mở thêm ngành, nghề có trình độ cao đẳng, đó là: dược, điều dưỡng, hộ sinh và xét nghiệm; phấn đấu đến năm 2025, trở thành Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao của cả nước.

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

- Đánh giá thực trạng nhận thức về phát triển CTĐT, nhận thức về quản lí phát triển CTĐT ngành Điện công nghiệp;

- Đánh giá thực trạng thực hiện, phát triển CTĐT và thực trạng quản lí phát triển CTĐT ngành Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai, những nguyên nhân của thực trạng, tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, GV về CTĐT và quản lí phát triển CTĐT ngành Điện công nghiệp.

- Thực trạng tổ chức thực hiện và phát triển CTĐT ngành Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai.

- Thực trạng quản lí phát triển CTĐT ngành Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai.

2.1.2.3. Đối tượng khảo sát

Bảng 2.1: Cơ cấu chọn mẫu khảo sát

TT Khách thể khảo sát lượng Số Thâm niên 30 - 40 tuổi 40 - 50 tuổi > 50 tuổi 1 Cán bộ quản lý 15 33,3% 46,7% 20%

2 Giảng viên chuyên ngành 25 28% 52% 20%

3 Chuyên gia 10 10% 60% 30%

4 Chuyên viên 30 56,7% 40% 3,3%

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tổ chức nghiên cứu hồ sơ bao gồm: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; Kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp; Báo cáo sơ kết học kì; Báo cáo tổng kết năm học; Lịch hoạt động năm học...

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ trực tiếp, trao đổi ý kiến với một số cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên của trường, một số chuyên gia và học sinh, cựu học sinh.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phát phiếu cho các đối tượng đã xác định và thu về để xử lý. Các phiếu thu được sẽ phân loại phiếu điền đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin.

+ Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức:

Các đại lượng trong công thức được quy định:

X : Điểm trung bình Ki: Số người cho điểm số

Xi ; N: Số người tham gia đánh giá.

+ Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hóa các mức độ đánh giá (mức độ thực hiện, mức độ chất lượng, mức độ ảnh hưởng), tác giả đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, cách tính điểm được thể hiện như sau:

Dựa trên điểm X , chúng tôi quy ước: + Với X <2: Mức độ đánh giá thấp.

+ Với 2 ≤ X <2,5: Mức độ đánh giá trung bình. + Với 2,5 ≤ X ≤3: Mức độ đánh giá cao.

Từ kết quả phiếu điều tra thu được, tác giả tiến hành xử lý, phân tích tổng hợp ý kiến kết quả nghiên cứu về thực trạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)