Chỉ đạo khoa chuyên ngành, giảng viên định kỳ rà soát mục tiêu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo

3.2.3. Chỉ đạo khoa chuyên ngành, giảng viên định kỳ rà soát mục tiêu,

đầu ra để cập nhật, hồn thiện chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Thế giới nghề nghiệp và thị trường lao động, thị trường tuyển dụng người lao động ngành Điện cơng nghiệp ln ln biến đổi, vì vậy nó ln đặt ra những yêu cầu mới về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực người được đào tạo trình độ cao đẳng nghề Điện công nghiệp nói riêng. Theo đó đặt ra vấn đề là nhà trường, khoa chuyên ngành và giảng viên phải thường xuyên rà soát mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để hồn thiện và cập nhật chương trình đào tạo đáp ứng với yêu cầu mới.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Phát triển chương trình đào tạo cần xuất phát từ thực tế nghề nghiệp/ chuyên môn và các yêu tố liên quan đến hoạt động lao động nghề nghiệp, vì vậy cán bộ quản lý phải thường xuyên khảo sát nhu cầu thực tế nghề nghiệp, xu hướng phát triển của nghề để điều chỉnh hoàn thiện mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của Bộ, ngành.

Nghiên cứu phân tích rõ đặc điểm chun mơn nghề, phân tích các cơng việc thừa hành thực tế trong mơi trường lao động nghề nghiệp cụ thể để thiết kế, điều chỉnh mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng các mục tiêu học tập cụ thể để hình thành năng lực chun mơn. Các chương trình không chỉ bao hàm mục tiêu học tập/đào tạo mà cịn phản ánh cả các khía cạnh nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức học tập, kiểm tra đánh giá...

Phát triển các chưong trình đào tạo mở, tạo điều kiện thường xuyên cập nhật tri thức, kỹ năng mới và khuyến khích sự sáng tạo của người học. Thực hiện đánh giá thường xuyên và kiểm định chương trình đào tạo.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hai năm một lần khoa chuyên ngành phải tiến hành rà soát, điều chỉnh mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp, trên cơ sở đó cập nhật, bổ sung những nội dung kiến thức, kỹ năng mới trong chương trình đào tạo cho phù hợp. Khi thực hiện khâu rà soát, cán bộ quản lý và giảng viên phải dựa vào các cơ sở sau đây:

(1) Dựa vào mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng được quy định trong Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học.

(2) Dựa vào sứ mạng, tầm nhìn và những điều chỉnh của sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, của khoa.

(3) Dựa vào kết quả khảo sát các bên liên quan và xu thế phát triển của ngành nghề đào tạo:

- Vị trí việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, xu thế phát triển của những vị trí đó trong tương lai.

- Chức năng nhiệm vụ của người lao động theo từng vị trí việc làm. - Các cơng việc thực hiện và yêu cầu mức độ thực hiện.

- Các yêu cầu về nhân lực, hiểu biết, năng lực, trình độ nghề nghiệp - xã hội. - Các yêu cầu về sức khỏe, tâm lý,...

- Mức độ đáp ứng về năng lực, phẩm chất và khả năng thích ứng của sinh viên tốt nghiệp của nhà trường, những nội dung cần tăng cường đào tạo, những nội dung nên lược bớt,…

- Quy mô và cơ cấu lao động. - Giá cả sức lao động.

- Cung - cầu nhân lực.

- Di chuyển - luồng lao động. - Tổ chức/quản lý lao động.

(4) Dựa vào khung năng lực hay chuẩn nghề nghiệp do hiệp hội nghề nghiệp hay Bộ ngành quy định.

(6) Dựa vào tham khảo chương trình đào tạo ngành của một số nước tiên tiến trên thế giới hoặc của các cơ sở đào tạo khác.

Ban soạn thảo chương trình dự thảo mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đã được điều chỉnh, kèm theo là khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu để đáp ứng chuẩn đầu ra, tổ chức Hội thảo về mục tiêu, chuẩn đầu ra và khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu để hồn thiện.

Trình hiệu trưởng phê duyệt ban hành chuẩn đầu ra, mục tiêu và khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu của chương trình đào tạo làm căn cứ để giảng viên thiết kế đề cương học phần.

Xây dựng chuẩn đầu ra chú trọng yêu cầu phát triển năng lực hành nghề, giảm bớt các tri thức hàn lâm, tăng cường năng lực hành động và thích ứng nhanh với những biến đổi trong lao động nghề nghiệp (định hướng, nghiên cứu và thực hiện hành động...).

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Rà soát, điều chỉnh mục tiêu, chuẩn đầu ra và xây dựng chương trình đào tạo theo năng lực (Competency based Curriculumm) là một vấn đề mới và là đòi hỏi khách quan, cấp bách trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Do cịn có nhiều góc nhìn và quan niệm khác nhau về chuẩn đầu ra và các cách tiếp cận, mơ hình phát triển chương trình theo năng lực nên cần có những nghiên cứu sâu sắc và tồn diện về vấn đề trên để ứng dụng phù hợp với các yêu cầu phát triển các chương trình đào tạo.

Cán bộ quản lý và giảng viên phải có nhận thức đúng về vai trị của việc rà sốt mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, xây dựng được cơ chế phối hợp với các bên liên quan để tổ chức thực hiện rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình để cập nhật cho kịp thời.

Cán bộ quản lý, giảng viên phải nắm vững quy trình rà sốt mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình và xác định khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu.

Nhà trường phải dành nguồn tài chính để thực hiện hoạt động định kỳ rà soát mục tiêu, chuẩn đầu ra và khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu để đạt chuẩn đầu ra của chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)