Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,giảng viên tham gia thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng phát triển chương trình nghề Điện công nghiệp ở trường

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,giảng viên tham gia thực

hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai

Có thể khẳng định rằng, yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV) và các đối tượng tham gia thực hiện phát triển chương trình

X X K i i X K i i K i N

đào tạo của nhà trường là rất quan trọng. Qua đó, sẽ định hướng được mục tiêu, nhiệm vụ và hiện thực hóa quy trình phát triển chương trình đào tạo. Thơng qua khảo sát, tác giả đã thu nhận được bảng tổng hợp kết qua như sau:

Bảng 2.2: Ý kiến của đánh giá nhận thức của các đối tượng khảo sát

STT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

1 Xây dựng lại chương trình đào tạo 11 13,7 17 21,3 52 65

2 Làm mới chương trình đào tạo 20 25 16 20 44 55

3 Bổ sung một nội dung chương trình

đào tạo 24 30 13 16,7 43 53,7

4 Là một q trình liên tục hồn thiện

chương trình ở cấp độ khác nhau 45 56,3 20 25 15 18,7

Qua bảng số liệu thu được cho thấy; có 56,3% ý kiến được hỏi cho rằng: Phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp là một quá trình liên tục

hồn thiện chương trình ở cấp độ khác nhau, phát triển chương trình đào tạo

phải diễn ra thường xuyên. Trao đổi về vấn đề này, khi được hỏi cô Đ - giảng viên khoa Điện công nghiệp - trường Cao đẳng Lào Cai cho rằng; việc thực hiện

phát triển chương trình khơng thể một sớm, một chiều, nó phải diễn ra thường xuyên, liên tục, bên cạnh những điều chỉnh, thay đổi thì phải có sự kế thừa, cũng

vấn đề này khi hỏi các sinh viên và cựu sinh viên khoa Điện, cho biết: việc thực

hiện phát triển chương trình đào tạo là việc làm cần thiết để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Một số ý kiến khác lại cho rằng phát triển chương trình đao tạo là cần làm mới chương trình đào tạo với tỉ lệ 25%, hoặc với 30% ý kiến được hỏi coi

phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp là bổ sung một nội dung

Qua phân tích trên cho chúng ta thấy, có sự khác biệt do quan điểm, lập trường và cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Tuy vậy có cùng chung một lý tưởng là làm mới hoặc bổ sung hoặc liên tục hồn thiện chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp.

Trên cơ sở đó, chúng tơi nhận định rằng;hầu hết cán bộ quản lý và giảng viên đã có nhận thức đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ về phát triển chương trình đào tạo, đây là vấn đề cán bộ quản lý nhà trường và khoa chuyên ngành cần quan tâm, có các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa về nhận thức đối với các lĩnh vực phát triển chương trình của nhà trường.

Để làm rõ thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo của nhà trường và của ngành Điện công nghiệp, tác giả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên, kết quả được thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thực trạng đánh giá cách tiếp cận phát triển chương trình

STT Các cách tiếp cận chương trình Ý kiến đánh giá

Tỉ Lệ (%)

1 Tiếp cận nội dung 9 11,2

2 Tiếp cận mục tiêu đào tạo nghề Điện công nghiệp 16 20

3 Cách tiếp cận hệ thống 3 3,8

4 Tiếp cận theo hệ thống tín chỉ 5 6,2

5 Tiếp cận năng lực (Chuẩn đầu ra của sinh viên) 47 58,8

Qua số liệu thu được cho thấy, các tiếp cận theo Chuẩn đầu ra của sinh

viên (hay tiếp cận năng lực) được thực hiện ở mức độ đánh giá cao nhất với

58,8% ý kiến được hỏi. Đây là cách tiếp cận cho phép sản phẩm đào tạo đa dạng, giúp người học thích ứng với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp; mang tính nhân văn vì cách tiếp cận này chú trọng đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân người học, chú trọng đến những giá trị mà chương trình mang lại; CTĐT nghề Điện công nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người học, quá trình đào tạo giúp

người học phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. Việc xây dựng CTĐT theo mođul cho phép người học với sự giúp đỡ của người dạy có thể tự mình xác định lấy CTĐT cho riêng mình.

Bên cạnh đó, với 20% ý kiến được hỏi vẫn đang mắc phải hướng tư duy cũ là phát triển chương trình theo cách tiếp cận mục tiêu và định hướng đạt được nó. Bởi họ vẫn in sâu việc dập khuôn để dễ cho việc quản lý dạy và học. Hướng tiếp cận nội dung được 11,2% ý kiến đánh giá lựa chọn, ở đây tức là họ chỉ cần xác

định nội dung và truyền đạt cho sinh viên những nội dung cần lĩnh hội.

Với 3,8% ý kiến lựa chọn cách tiếp cận hệ thống: Một số ít CBGV nhà

trường cho rằng CT là bản thiết kế tổng thể quá trình đào tạo từ khâu đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoá học) với một hệ thống các hoạt động đào tạo theo một trình tự chặt chẽ, kết hợp với các hoạt động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn của quá trình đào tạo. Họ cho rằng nếu theo tiếp cận hệ thống cho việc thiết kế và xây dựng các CTĐT có tính hệ thống, chặt chẽ và logic cao, làm rõ vai trị vị trí tác dụng của từng khâu, từng nội dung đảm bảo các mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố chương trình.

Cách tiếp cận theo hệ thống tín chỉ được 6,2% ý kiến lựa chọn: Khi được hỏi, một số thầy cô giáo nhà trường cho rằng đây hướng tiếp cận chương hiện đại đã được các nước thực hiện từ lâu nhưng còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Cách tiếp cận này có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm: Cá thể hoá người học, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của sinh

viên, tăng hiệu xuất dạy học và thể hiện rõ quan điểm tôn trọng người học...

Nhược điểm: nhận thức còn mơ hồ, chưa nhận ra các giá trị của phương

thức đào tạo mới; Nguồn lực các trường (đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất) cịn hạn hẹp.

Đây là những hạn chế về nhận thức và chuyển đổi chương trình từ đào tạo niên chế sang tín chỉ của cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Lào cai nói chung

và cán bộ quản lý, giảng viên tham gia đào tạo ngành Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào cai nói riêng trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam đa số đã chuyển sang đào tạo tín chỉ.

2.2.2. Quy trình phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai

Nghiên cứu quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai, tác giả đưa ra câu hỏi: Để phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng, thầy (cơ) đã tiến hành những công việc nào sau đây và mức độ thực hiện? Ý kiến đánh giá được tổng hợp trong bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4: Phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (%) Điểm TB X Thứ bậc Thường xuyên Đôi khi Chưa thực hiện 1

Khảo sát cựu sinh viên về mức độ thích ứng của họ sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp.

4 58 18 1,83 11

2

Khảo sát nhà tuyển dụng về năng lực sinh viên do nhà trường đào tạo và những yêu cầu đặt ra đối với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp.

15 56 9 2,08 10

3 Xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo nghề Điện công nghiệp. 59 15 6 2,66 4

4 Xác định mục tiêu chương trình 68 12 0 2,85 3

5 Xác định ma trận các modul kiến thức 17 56 7 2,13 8

6 Tổ hợp môn học dựa trên modul kiến thức 18 49 13 2,07 9

7 Đối sánh với chương trình hiện hành, lược

bỏ những mơn học khơng cịn phù hợp. 11 28 41 1,63 12

8 Xây dựng chương trình khung 42 21 17 2,31 5

9 Thiết kế đề cương môn học 73 7 0 2,91 2

10 Tổ chức thực hiện chương trình 80 0 0 3,0 1

11 Đánh giá chương trình 22 48 10 2,15 7

12 Hồn thiện chương trình sau đánh giá

chương trình 24 50 6 2,23 6

Qua bảng số liệu thu được cho thấy:

Quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp được

Tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên và đánh giá mức cao nhất với điểm TB là 3. Ở vị trí thứ 2 về mức độ thực hiện trong quy trình phát triển chương trình đào tạo là Thiết kế đề cương mơn học với điểm TB 2,91.

Trong thực hiện quy trình, việc khảo sát cựu sinh viên về mức độ thích ứng của họ sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Điện công nghiệp chưa thường xuyên với điểm TB chỉ đạt 1,83 ở vị trí 11. Trong khi đó, việc khảo sát

nhà tuyển dụng về năng lực sinh viên do nhà trường đào tạo và những yêu cầu đặt ra đối với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Điện cơng nghiệp cũng chưa được tiến hành thường xuyên ở vị trí thứ 10 với điểm TB 2,08.Đặc biệt việc Đối sánh với chương trình hiện hành, lược bỏ những mơn học khơng cịn phù hợp chưa được quan tâm thực hiện, với mức độ đánh giá thấp, đạt điểm TB

1,63 ở vị trí cuối cùng.

Kết quả điều tra cho thấy, nhà trường đã có sự quan tâm đúng mực về việc xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp, có 73,8% đánh giá thực hiện thường xuyên với điểm TB 2,66 ở vị trí thứ 4. Có thể thấy đây là điều dễ hiểu vì ngành đào tạo thực hiện theo hệ thống tín chỉ nên đã xây dựng chuẩn đầu ra theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đồng thời, quy trình xác định mục tiêu chương trình đào tạo cũng được diễn ra thường xuyên, theo kết quả điều tra có 85% đánh giá thường xuyên với điểm TB 2,85 ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên, cơng tác xác định ma trận các modul kiến thức thì chưa được thường xuyên đạt điểm Tb đánh giá chỉ là 2,13 xếp vị

trí thứ 8.Thực hiện xác định Tổ hợp môn học dựa trên modul kiến thức cũng được đánh giá chưa thường xuyên với điểm TB 2,07 ở vị trí thứ 9. Cơng tác

Xây dựng chương trình khung đã triển khai nhưng chưa được thường xuyên với

Bên cạnh đó, các nội dung thực hiện trong quy trình; Hồn thiện chương trình sau đánh giá chương trình; Đánh giá chương trình; Xác định ma trận các modul kiến thức; chỉ thực hiện ở mức độ trung bình lần lượt ở các vị trí 7, 8 và 9.

Như vậy, qua phân tích số liệu thu được cho thấy, trong quá trình triển khai quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai đã thực hiện tương đối thường xuyên và có kết quả tương đối tốt là các nội dung sau đây: Xác định chuẩn đầu ra; mục tiêu của chương trình; xây dựng đề cương chi tiết mơn học; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Các nội dung chưa thực hiện tốt đó là: Khảo sát cựu sinh viên và khảo sát nhà tuyển dụng, tổ hợp môn học dựa trên các modul kiến thức đáp ứng chuẩn đầu ra; đối sánh chương trình để loại bỏ những mơn học khơng cịn phù hợp; đánh giá chương trình và hồn thiện chương trình. Tìm hiểu ngun nhân dẫn tới thực trạng này, qua ý kiến trao đổi với CBQL và GV chúng tôi được biết, một trong những nguyên nhân cơ bản là giảng viên ngại thay đổi, quen làm theo cách cũ và công tác quản lý chưa thực sự sát sao, chưa giám sát được quy trình phát triển chương trình của các đơn vị. Một số giảng viên còn tư duy dạy những nội dung nhà trường và giảng viên có chưa tư duy dạy những nội dung mà người học cần.

2.2.3. Các lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai cơng nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai

Có thể nói, phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp cần thiết các nguồn lực tham gia. Do vậy, các nhà Quản lý giáo dục cần tính tốn để huy động những nguồn lực nào? Đối tượng nào tham gia để phát triển chương trình? Tùy quan điểm của các nhà quản lý để lựa chọn và quyết định lựa chọn nguồn lực tham gia. Để làm rõ vấn đề này, tác giả tiến hành khảo sát và thu được kết quả trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thực trạng các lực lượng được huy động để phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai

STT Lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo

Ý kiến đánh giá

Tham gia Không

tham gia

SL TL

(%) SL

TL (%)

1 Nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp 18 22,5 62 77,5

2 Cựu sinh viên ngành Điện công nghiệp 31 38,8 49 61,2

3 Cán bộ quản lý nhà trường 64 80 16 20

4 Giảng viên chuyên ngành 73 91,2 7 8,8

5 Giảng viên chuyên ngành cơ sở đào tạo khác 28 35 52 65

6 Các chuyên gia đầu ngành 26 32,5 54 67,5

7 Các doanh nghiệp liên kết 3 3,8 77 96,2

Dựa trên kết quả thu được cho thấy: Lực lượng tham gia phát triển chương trình ngành Điện cơng nghiệp nhiều nhất là giảng viên chuyên ngành chiếm 91.2%, tiếp đến là cán bộ quản lý nhà trường chiếm 80%, cựu sinh viên Điện công nghiệp đã tốt nghiệp chiếm 38,8%, giảng viên chuyên ngành thuộc cơ sở đào tạo khác chiếm 35%, và chuyên gia giỏi đầu ngành chiếm 32.5%, nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp 22,5% và cuối cùng là doanh nghiệp liên kết chỉ chiếm 3,8%.

Theo ý kiến trao đổi của CBQL khoa Điện công nghiệp cho biết: “Việc triển khai chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp, khoa đã huy động chủ yếu ba đối tượng là: Giảng viên chuyên ngành, giảng viên chuyên ngành thuộc cơ sở đào tạo khác và các chuyên gia giỏi đầu ngành. Việc tham gia của các lực lượng khác mặc dù có nhưng với hiệu suất rất thấp. Tìm hiểu ngun nhân cho thấy Nhà trường và khoa Điện chưa có chiến lược thu hút nhà tuyển dụng và cựu sinh viên ngành Điện tham gia phát triển chương trình, chưa có cơ chế phối hợp để triển khai thực hiện lấy ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình, khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu của

chương trình cũng như đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực của sinh viên tốt nghiệp và khả năng thích ứng của sinh viên với thế giới nghề nghiệp. Nhà trường chưa kết hợp với doanh nghiệp trong việc mời chuyên gia giỏi, thợ tay nghề bậc cao tham gia rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Chính vì vậy mà mức độ tham gia của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên vào quá trình phát triển chương trình chưa cao.

Kết quả tham gia của các lực lượng được chúng tôi khái quát trong biểu đồ.

22.5 38.8 80 91.2 35 32.5 3.8 Nhà tuyển dụng Cựu SV Điện CN CBQL GV chuyên ngành GV cơ sở khác

Chuyên gia Doanh nghiệp

Mức độ tham gia

Biểu đồ 2.1. Các nguồn lực được huy động để phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp

Như vậy có thể thấy, trường Cao đẳng Lào Cai đã huy động được các nguồn lực tham gia phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp: Các chuyên gia giỏi, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên, tuy nhiên mức độ huy động nhà tuyển dụng tham gia phát triển chương trình đào tạo chưa cao, đây là điểm nhà quản lý cần quan tâm trong phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp mà CBQL Nhà trường, Khoa cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)