Thực trạng về quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 64 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng về quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề Điện

nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai

2.3.1. Lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai ở trường cao đẳng Lào Cai

Qua nghiên cứu, Nhà trường và khoa đã lập kế hoạch để phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành Điện công nghiệp. CBQL nhà trường đóng vai trò định hướng, chỉ đạo còn khoa phục trách công tác chuyên môn, trực tiếp lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo. Kết quả chi tiết thể hiện bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6a: Thực trạng lập kế hoạch theo quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào cai

STT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Chưa

thực hiện SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1

Lập kế hoạch xác định, hoặc rà soát mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Điện công nghiệp

4 10 28 70 8 20

2

Lập kế hoạch tổ hợp các môn học và xây dựng chương trình khung chuyên ngành Điện công nghiệp

5 12,5 26 65 9 22,5

3

Lập kế hoạch đối sánh chương trình khung mới với chương trình hiện hành và loại bỏ môn học không đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình chuyên ngành Điện công nghiệp

1 2,5 17 42,5 22 55

4 Lập kế hoạch xây dựng và rà soát lại đề

cương chi tiết môn học 0 0,0 33 82,5 7 17,5

5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chương

trình đào tạo 39 97,5 1 2,5 0 0,0

6 Lập kế hoạch đánh giá chương trình qua

một khóa sinh viên tốt nghiệp 0 0,0 4 10 36 90 7 Lập kế hoạch cải tiến, hoàn thiện chương

trình sau đánh giá 0 0,0 5 12,5 35 87,5

Nhìn vào kết quả thống kê cho thấy hoạt động lập kế hoạch phát triển chương trình theo quy trình đã được cán bộ quản lý và giảng viên ngành Điện đã được quan tâm, tuy nhiên chưa được đồng đều giữa các khâu, kết quả thống kê cho thấy nhà trường và khoa chủ yếu mới tập trung vào việc lập kế hoạch đào tạo cho khóa học, các khâu rà soát chuẩn đầu ra, đề cương chi tiết môn học, xác lập khung chương trình đối sánh với chương trình hiện hành để loại bỏ các môn học không còn phù hợp với chuẩn đầu ra chương được cán bộ quản lý và giảng viên quan tâm xây dựng kế hoạch, hoạt động đánh giá chương trình và cải tiến chất lượng để hoàn thiện chương trình chưa được quan tâm thực hiện.

Tìm hiểu sâu hơn về công tác lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo các khóa đào tạo, thời gian đào tạo, tác giả tiến hành khảo sát và kết quả thu được ghi ở bảng 2.6b.

Bảng 2.6b: Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo theo các khóa đào tạo ngành Điện công nghiệp

STT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi Chưa

thực hiện SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1

Lập kế hoạch phát triển chương trình chuyên ngành Điện công nghiệp hàng năm

8 10 61 76,2 11 13,8

2

Lập kế hoạch phát triển chương trình chuyên ngành Điện công nghiệp 2 năm một lần

9 11,3 58 72,5 13 16,2

3

Lập kế hoạch phát triển chương trình chuyên ngành Điện công nghiệp 5 năm một lần

63 78,8 15 18,7 2 2,5

4 Lập kế hoạch phát triển chương

trình môn học hàng năm 22 27,5 10 12,5 48 60 5 Lập kế hoạch phát triển chương

Qua kết quả thu được cho thấy; Công tác lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo của nhà trường chưa thực sự được thường xuyên. Cụ thể: Lập kế hoạch phát triển chương trình chuyên ngành Điện công nghiệp hàng năm chưa

được thường xuyên (76,2%), lập kế hoạch phát triển chương trình chuyên ngành Điện công nghiệp 2 năm một lần chưa được thường xuyên (72,5%), lập kế hoạch phát triển chương trình chuyên ngành Điện công nghiệp 5 năm một lần được thực hiện thường xuyên (78,8%). Trong khi đó, việc lập kế hoạch phát triển chương trình môn học hàng năm chưa được thực hiện với 60% ý

kiến đánh giá, hoặc có thực hiện thì còn hạn chế (12,5%), và lập kế hoạch phát

triển chương trình bài học mỗi kỳ dạy chưa thực hiện với 76,2% ý kiến được

hỏi đánh giá.

Nghiên cứu hồ sơ giảng dạy của giảng viên chuyên ngành, tác giả thấy đề cương bài giảng của giảng viên hàng năm không có sự thay đổi, đề cương môn học cũng không có sự thay đổi.

Nhận định chung về thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp: Hoạt động phát triển chương trình đào tạo chưa được giảng viên quan tâm phát triển thường xuyên đặc biệt là chương trình môn học và bài học. Nguyên nhân do nhận thức về phát triển chương trình của giảng viên chưa đầy đủ, do tâm lý ngại thay đổi và làm theo cách tư duy cũ về phát triển chương trình đào tạo.

2.3.2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai

Nghiên cứu khảo sát để đánh giá về công tác tổ chức hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp của nhà trường, kết quả thu được tổng hợp chi tiết trong bảng 2.7.

Bảng 2.7: Thực trạng công tác tổ chức hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp

Nội dung thực hiện Mức độ thực hiện Mức độ đáp ứng T h ườ n g xu n (3đ) Đôi k h i (2đ ) Chưa th ực h iện (1đ ) Điể m T B X T h ứ b ậc T ốt ( ) B ìn h thường (2đ) Chưa tốt (1đ) Điể m T B X T h ứ b ậc 1. Thành lập ban chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp

43 27 10 2,41 2 45 28 7 2,48 1

2. Xác định các nguồn lực để phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp

14 39 37 1,96 6 13 36 31 1,78 6

3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giảng viên về phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp

41 22 17 2,3 4 38 24 18 2,25 3

4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để phát triển chương trình

13 26 41 1,65 7 12 24 44 1,6 7

5. Xác định quy trình phát triển

chương trình 40 27 13 2,34 3 35 25 20 2,19 4 6. Xác định cách tiếp cận phát

triển chương trình đào tạo 46 23 11 2,44 1 44 23 13 2,39 2 7. Xác định các tiêu chí, công cụ

đánh giá chương trình đào tạo. 24 44 12 2,15 5 23 40 17 2,08 5 8. Xác định rõ vai trò, chức năng

nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân trong phát triển chương trình

12 18 50 1,53 8 10 15 55 1,44 8

Điểm TB nhóm 2,1 2,03

Qua kết quả khảo sát cho thấy; Nhà trường đã sử dụng nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện phát triển chương trình đào tạo như: Thành lập ban chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo Điện công nghiệp. Lãnh đạo nhà trường ra

quyết định hội đồng ban chỉ đạo. Trong đó, chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng, phó chủ tịch hội đồng là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, thư ký thường trực ban chỉ đạo là Trưởng khoa Điện công nghiệp, các ủy viên khác là tổ trưởng chuyên môn, giảng viên chuyên ngành, chuyên viên đào tạo,... Biện pháp này nhà trường thực hiện tương đối tốt với số điểm TB 2,41 ở vị trí thứ 2 và đạt mức độ đáp ứng là 2,48 điểm.

Bên cạnh đó, việc Xác định cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo

theo phân tích tại bảng... thì nhà trường đã xác định rõ các nguồn lực tham gia phát triển chương trình với điểm TB 2,44 về mức độ thực hiện và ở vị trí số 1.

Với công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giảng viên về phát triển chương trình đào tạo Điện công nghiệp. Nhà trường đã

và đang thực hiện rất tốt. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý và giảng viên Điện công nghiệp đi học tập nâng cao năng lực chuyên môn. Các cán bộ phụ trách quản lý, cán bộ trong hội đồng phát triển chương trình ngành Điện công nghiệp thường xuyên được đi tập huấn, tham dự hội thảo, tham quan học hỏi kinh nghiệm,... với nội dung này đạt 2,3 điểm TB và ở vị trí thứ 4.

Nội dung xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để phát triển chương trình đào tạo.Có thể thấy, cơ chế phối hợp các lực lượng chưa thực sự

hợp lý. Cụ thể là đối tượng các nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp chưa chú ý nhiều hay đối tượng là chuyên viên đào tạo chưa được đánh giá cao trong phát triển chương trình đào tạo, kết quả đạt được đánh giá ở vị trí thứ 7 với điểm TB 1,6.

Việc xác định quy trình phát triển chương trình của nhà trường lại được đánh giá thực hiện tốt. Thực tế, nhà trường triển khai cho hội đồng phát triển chương trình nhiều tài liệu và nhiều kinh nghiệm phát triển chương trình tham khảo các trường Đại học Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên, Đại học Công nghiệp Hà Nội,... Vì vậy, nhà trường đã và đang xác định đúng quy trình phát triển chương trình đào tạo, kết quả này được đánh giá với điểm TB là 2,34 ở vị trí thứ 3 về mức độ thực hiện.

Cùng với đó, nhà trường đã xác định các tiêu chí, công cụ đánh giá chương trình đào tạo theo đúng quy định đảm bảo kiểm định chất lượng giáo dục ngành Điện công nghiệp,với ý kiến được hỏi đánh giá điểm TB 2,15 ở vị trí thứ 5 về mức độ thực hiện.

Nội dung cuối cùng,xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng

rõ từng đối tượng tham gia phát triển chương trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực và thế mạnh của từng người. Theo đánh giá các đối tượng khảo sát thì việc thực hiện nội dung này chưa thực sự tốt, với điểm TB đánh giá chỉ đạt 1,53 và ở vị trí thứ 8.

Các nội dung trong công tác tổ chức hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp được chúng tôi khái quát trong biểu đồ tương quan về mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng. 2.41 2.48 0 0 1.96 1.78 0 0 2.3 2.25 0 0 1.65 1.6 0 0 2.34 2.19 0 0 2.44 2.39 0 0 2.15 2.08 0 0 1.53 1.44 0 0 Mức độ thực hiện Mức độ đáp ứng ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7 ND8

Biểu đổ 2.2. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng công tác tổ chức hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp

Qua tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy: Về cơ bản công tác tổ chức phát triển chương trình của trường Cao đẳng Lào Cai thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên còn một số nội dung còn hạn chế đó là: Xác định các nguồn lực để phát triển chương trình đào tạo Điện công nghiệp; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để phát triển chương trình; Xác định các tiêu chí, công cụ đánh giá chương trình đào tạo; Xác định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân trong phát triển chương trình. Đây là những điểm cán bộ quản lý cần quan tâm trong phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp.

2.3.3. Chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai trường cao đẳng Lào Cai

Có thể thấy, việc chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp đã và đang được Nhà trường và khoa thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên

còn một số nội dung chỉ đạo được thực hiện chưa thường xuyên và chưa thực sự đáp ứng được so với kỳ vọng đặt ra. Kết quả được chúng tôi tổng hợp ở bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8: Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Mức độ đáp ứng T h ườ n g xu n (3đ) Đôi k h i (2đ ) Chưa th ực h iện (1đ ) Điể m T B X T h ứ b ậc T ốt ( ) B ìn h thường (2đ) Chưa tốt (1đ) Điể m T B X T h ứ b ậc

1. Chỉ đạo khảo sát cựu sinh viên về mức độ thích ứng của họ sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp.

10 26 44 1,58 10 9 24 47 1,52 9

2. Khảo sát nhà tuyển dụng về mục tiêu, CĐR, khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu, mức độ đáp ứng yêu cầu của sinh viên tốt nghiệp

13 18 49 1.55 11 10 15 55 1.44 11

3. Chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp.

22 43 15 2,09 5 21 37 22 1,96 6

4. Chỉ đạo xây dựng các mục tiêu

chương trình 38 36 6 2,4 4 40 35 5 2,44 3

5. Chỉ đạo xác định ma trận môn

học 21 12 47 1,68 8 16 9 55 1,51 10

6. Chỉ đạo tổ hợp môn học dựa trên modul kiến thức và loại bỏ các môn học không đáp ứng chuẩn đầu ra.

18 13 49 1,61 9 17 12 51 1,58 8

7. Chỉ đạo xây dựng chương trình

khung 25 41 4 2,01 6 28 40 12 2,2 5

8. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên về phát triển chương trình

52 19 9 2,54 3 48 15 17 2,39 4

9. Chỉ đạo thiết kế đề cương môn

học 55 22 3 2,65 2 51 16 13 2,48 2

10. Chỉ đạo tổ chức thực hiện

chương trình 73 6 1 2,9 1 54 18 8 2,58 1

11. Chỉ đạo đánh giá chương trình 24 16 40 1,8 7 18 14 48 1,63 7

Qua số liệu tổng hợp điều tra trên đây cho thấy Nhà trường và Khoa đã có chỉ đạo cụ thể:

Nội dung Chỉ đạo khảo sát cựu sinh viên về mức độ thích ứng của họ sau khi tốt nghiệp hương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp và nội dung Chỉ đạo khảo sát nhà tuyển dụng về năng lực sinh viên do nhà trường đào tạo và những yêu cầu đặt ra đối với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp được các ý kiến đánh giá ở mức thực hiện thấp với điểm TB 1,58 và 1,55 lần lượt ở vị trí thứ 10 và 11... Thực tế cho thấy, nhà trường và khoa vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc khảo sát cựu sinh viên. Hàng năm có điều tra tỉ lệ sinh viên có việc làm nhưng chưa chú tâm đến mức độ thích ứng của học với chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp. Cùng với đó, việc khảo sát nhà tuyển dụng chưa đạt hiệu quả, đôi khi mang tính chất hình thức.

Các nội dung được quan tâm chỉ đạo và được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên đó là: Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, với điểm TB 2,9 ở vị trí thứ nhất; nội dung Chỉ đạo thiết kế đề cương môn học ở vị trí thứ 2 với điểm TB 2,65 và nội dung Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên về phát triển chương trình ở vị trí thứ 3 với 2,54 điểm. Cũng qua kết quả tổng hợp cho thấy, các nội dung thực hiện ở mức độ trung bình đó là; Chỉ đạo xây dựng các mục tiêu chương trình; Chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp; Chỉ đạo xây dựng chương trình khung, với điểm TB được đánh giá lần lượt là 2,4; 2,09 và 2,01. Bên cạnh đó, các nội dung chưa được đánh giá cao về mức độ thực hiện; Chỉ đạo đánh giá chương trình; Chỉ đạo xác định ma trận môn học; Chỉ đạo tổ hợp môn học dựa trên modul kiến thức và loại bỏ các môn học không đáp ứng chuẩn đầu ra. Đồng thời về mức độ đáp ứng, các nội dung chỉ đạo được đánh giá đều thấp hơn và chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)