8. Cấu trúc luận văn
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương
trình đào tạo nghề điện cơng nghiệp ở trường cao đẳng Lào Cai
2.4.1. Những mặt đạt được
Phần lớn CBQL, GV có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về khái niệm chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, biện pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo; các đặc trưng của chương trình đào tạo; những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phát triển chương trình đào tạo.
Cơng tác lập kế hoạch phát triển chương trình đã được quan tâm thực hiện tuy nhiên chưa thường xuyên. Hoạt động huy động nguồn lực để phát triển chương trình đã được quan tâm và khai thác.
Công tác xác định chuẩn đầu ra, xây dựng mục tiêu chương trình, xây dựng chương trình khung, xây dựng đề cương chi tiết mơn học, tổ chức thực hiện chương trình đã được thực hiện tương đối thường xuyên và có một số nội dung đã có một số nội dung thực hiện tốt. Hoạt động tự đánh giá chương trình đã được triển khai và quan tâm. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên về phát triển chương trình đã được tổ chức thực hiện.
2.4.2. Những hạn chế tồn tại
Đội ngũ làm cơng tác xây dựng chương trình bao gồm là các CBQL, GV của khoa, của trường, khi xây dựng và phát triển chương trình chủ yếu tham khảo tài liệu, khung chương trình.
Vẫn còn một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức rõ bản chất và tầm quan trọng của cơng tác phát triển chương trình đào tạo.
Lập kế hoạch và đánh giá chương trình đào tạo trong việc phát triển chương trình chưa diễn ra được thường xuyên. Việc tiến hành các công việc để phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp đa số chưa được thường xuyên hay chưa được thực hiện. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa được thường xuyên và hiệu quả.
Hoạt động xác định modul kiến thức và xây dựng môn học chưa thực sự bám chuẩn đầu ra của chương trình.
Lực lượng tham gia phát triển chương trình chủ yếu là giảng viên cốt cán của khoa và các nhà quản lý cấp khoa, cấp trường. Trong khi đó, giảng viên ngành Điện cơng nghiệp đa số cịn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm trong công tác phát triển chương trình. Khoa và Nhà trường chưa mời nhiều các chuyên gia đầu ngành về đánh giá chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo. Việc lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, sinh viên tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương hoặc cả nước chưa thực hiện một cách bài bản thường xuyên.
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Những yêu cầu bởi sự cứng nhắc chuẩn chung, chưa thực sự chú ý đến phát triển kỹ năng.
Kiến thức quản lý đào tạo, CTĐT chưa được cập nhật thường xuyên để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hoạt động đào tạo của Nhà trường.
Việc đánh giá chương trình đào tạo và lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp chủ yếu là 5 năm 1 lần. Khoảng thời gian này là khá lâu, không đảm bảo yếu tố thực tiễn và sự thay đổi.
Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp cịn hạn chế.
Khung chương trình được phân bố nhiều khi khơng hợp lý.
Tổ chức quản lý chương trình đào tạo hiện nay cịn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong cải tiến, đổi mới chất lượng đào tạo.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn nghèo nàn, chưa có đủ những máy móc, thiết bị hiện đại. Mặc dù được xây dựng khang trang về trường sở nhưng thư viện, xưởng thực hành, phịng thí nghiệm khơng được chú trọng đầu tư thỏa đáng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học kỹ năng của sinh viên.
Các doanh nghiệp mặc dù có nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật là lớn nhưng vẫn chưa thực sự chủ động, liên kết với Khoa, Trường để sử dụng các sản phẩm đầu ra này mà họ chỉ quan tâm đến tuyển lao động khi họ cần.
Mặc dù sử dụng sản phẩm của đào tạo nghề nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm trở lại đối với các cơ sở đào tạo, với đội ngũ lao động kỹ thuật.
Doanh nghiệp và nhà trường vẫn chưa có mối quan hệ mật thiết. Nếu tình trạng này được cải thiện, hàng tháng doanh nghiệp có thể cử cán bộ xuống các cơ sở để giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cũng như hướng dẫn, giới thiệu công nghệ sản xuất mới cho học viên thì hiệu quả đào tạo nghề Điện công nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.
Kết luận Chương 2
Công tác phát triển CTĐT và quản lí phát triển CTĐT nghề Điện công nghiệp tại trường Cao đẳng Lào Cai về cơ bản đã đạt được kết quả nhất định. CTĐT của nhà trường được xây dựng dựa trên sự huy động các nguồn lực tham gia và có sự tham khảo các chương trình đào tạo các trường đại học. Nhà trường đã quan tâm đến xây dựng chuẩn đầu ra, mục tiêu của chương trình, xây dựng đề cương môn học, tổ chức thực hiện chương trình.Tuy nhiên, vẫn cịn những mặt hạn chế nhất định đó là đề cương mơn học chưa được thiết kế theo tiếp cận năng lực, chưa cập nhật thường xuyên, nhà trường chưa huy động được các bên liên quan để phát triển chương trình, hoạt động đánh giá chương trình chưa được quan tâm đúng mức.
Từ các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả nhận thấy cần thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý công tác phát triển chương trình ngành Điện cơng nghiệp tại trường Cao đẳng Lào Cai để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý phát triển chương trình đào tạo và nâng cao việc dạy học và giáo dục trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực ngành Điện công nghiệp.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CƠNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI,
TỈNH LÀO CAI