Tổ chức khảo sát thị trường lao động ngành Điện công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo

3.2.1. Tổ chức khảo sát thị trường lao động ngành Điện công nghiệp

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm nắm bắt nhanh chóng nhu cầu nhu cầu nhân lực Điện công nghiệp của thị trường lao động; tìm kiếm đối tác, nắm bắt khả năng và mức độ hợp tác nhằm đảm bảo cân bằng giữa đào tạo và sử dụng lao động.

Nắm bắt và dự đốn xu hướng phát triển các loại hình ngành nghề trong xã hội nói chung và ngành Điện cơng nghiệp nói riêng, tìm hiểu hồ sơ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp, các yêu cầu về phẩm chất, năng lực và thái độ nghề nghiệp của người lao động để tham gia các loại hình nghề nghiệp đó.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Phát triển mạng lưới liên kết đào tạo của nhà trường với các doanh nghiệp địa phương theo hướng nâng cao vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp làm đầu mối phối hợp vận động, tổ chức, điều phối, giám sát thực hiện liên kết đào tạo của nhà trường với các doanh nghiệp.

Tìm hiểu thế giới việc làm của ngành Điện cơng nghiệp, định dạng hồ sơ nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp.

Xác định hồ sơ năng lực của sinh viên ngành Điện công nghiệp dựa trên mục tiêu, khung năng lực trình độ quốc gia bậc 5 và xin ý kiến của nhà tuyển dụng, cựu sinh viên ngành Điện công nghiệp.

Xin ý kiến của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp về khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu của chương trình đào tạo, phân bổ kiến thức lý thuyết, thực hành, trải nghiệm nghề nghiệp của sinh viên.

Khảo sát xin ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và mức độ tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, rèn nghề cho sinh viên ngành Điện công nghiệp.

Xin ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên ngành Điện cơng nghiệp về đánh giá chương trình đào tạo của ngành, kế hoạch cải tiến, hồn thiện chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Thứ nhất: Lập kế hoạch khảo sát thị trường lao động

Cần xác định các nội dung thông tin cần khảo sát làm cơ sở thiết lập quan hệ liên kết đào tạo, đặc biệt là các thông tin về nhu cầu của các doanh nghiệp và khả năng cung ứng của nhà trường. Thông tin cần khảo sát gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực đang làm việc tại các ngành, nghề. Nhu cầu nhân lực của các ngành nghề trong thời gian tới. Nhu cầu về các ngành nghề mới phát sinh.

Xác định các đối tượng cần tiếp cận để khai thác và xử lý thông tin: CBQL các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cán bộ kỹ thuật, cựu sinh viên đang làm việc tại các doanh nghiệp Hiệp hội doanh nghiệp.

Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt là hệ thống máy tính có kết nối mạng để thu thập và lưu trữ dữ liệu khi thực hiện.

Lực lượng liên kết đào tạo chịu trách nhiệm lựa chọn nhân sự, lập kế hoạch, tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp, doanh nghiệp ở địa phương.

Liên kết, lập kế hoạch tổ chức thực hiện dự báo nhu cầu nhân lực Điện công nghiệp trong giai đoạn 3 năm, 5 năm, 10 năm hoặc chiến lược dài hơn.

- Thứ 2: Tổ chức thực hiện

Xây dựng đội ngũ chuyên gia thực hiện khảo sát thị trường lao động, xác định rõ mục tiêu khảo sát, nội dung khảo sát, cách thức khảo sát và thiết kế công cụ khảo sát cho từng đối tượng khảo sát.

Bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia khảo sát thị trường lao động về kiến thức kỹ năng khảo sát, phỏng vấn, phân tích số liệu thu được và cách viết báo cáo.

Tiến hành thiết kế công cụ khảo sát và xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện cơng cụ khảo sát, khảo sát thử và hồn thiện công cụ khảo sát.

Chọn mẫu khảo sát và tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn sâu trên các đối tượng để thu thập thông tin.

Xử lý số liệu thu được và phân tích viết báo cáo về thực trạng với các nội dung cụ thể sau đây:

(1) Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo.

(2) Mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp. (3) Mức độ thích ứng của sinh viên tốt nghiệp.

(4) Mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo và khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu.

(5) Mức độ tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

(6) Những kiến nghị cần thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo và phương thức đào tạo.

- Thứ 3: Chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp để triển khai khảo sát thị trường lao động, cử cán bộ chuyên trách đảm nhận việc khai thác khảo sát và xử lý thông tin;

Chỉ đạo cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động;

Chỉ đạo thiết kế công cụ và tổ chức khảo sát thị trường lao động theo cơng cụ đã thiết kế, phân tích số liệu thu được, tập hợp báo cáo thực trạng.

Chỉ đạo phân tích làm rõ những nội dung cần thay đổi của chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp.

Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực để tổ chức thực hiện khảo sát thị trường lao động ngành Điện công nghiệp.

- Thứ 4: Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khảo sát thị trường lao động về hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp, khả năng thích ứng của sinh viên tốt nghiệp,…

Kiểm tra mức độ khách quan và độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát thị trường lao động, tính thực tiễn của những thơng tin thu được.

Kiểm tra thực hiện quy trình khảo sát, phân tích kết quả thu được về thị trường lao động để cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ cho xây dựng phát triển chương trình đào tạo.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng và số lượng nguồn thông tin thu thập được theo tiến độ kế hoạch đề ra như: thông tin về nhu cầu nhân lực, khả năng hợp tác, cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ, các phẩm chất,năng lực khác của nguồn nhân lực mà doanh nghiệp đang có nhu cầu; các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ mới, biện pháp quản lý mới đối với người lao động thuộc ngành Điện công nghiệp, thông tin phản hồi về chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Kiểm chứng chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin khai thác được về các nội dung khảo sát.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý, giảng viên ngành Điện cơng nghiệp cần có nhận thức đúng về vai trò của thị trường lao động trong hoạt động phát triển chương trình đào tạo người lao động.

Doanh nghiệp cần có nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với nhà trường để phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo người lao động.

Cần xây dựng được cơ chế phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp và tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo.

Trường Cao đẳng Lào cai cần dành nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động khảo sát thị trường lao động.

Nhà trường, khoa chun mơn cần có biện pháp gạt bỏ những ý muốn chủ quan khỏi quá trình khảo sát để các kết quả khảo sát hồn toàn khách quan.

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình cho cán bộ quản lý và giảng viên ngành Điện công nghiệp về phát triển chương trình đào tạo

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm không ngừng nâng cao năng lực cho CBQL, GV về phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành, chương trình mơn học và năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy CTĐT mới, nắm rõ được nội dung, phương pháp giáo dục, sử dụng công nghệ phù hợp để chương trình đạt được mục đích, mục tiêu xác định, xây dựng đội ngũ CBQL, GV có năng lực thực hiện, quản lý và phát triển hiệu quả CTĐT ngành Điện công nghiệp.

Bảo đảm để đội ngũ này hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, đánh giá được đúng người, đúng việc, phát hiện, điều chỉnh, dự báo được xu hướng phát triển các lĩnh vực phát triển nghề nghiệp và yêu cầu mới của thị trường lao động về nhân cách người lao động phát triển chương trình đào tạo cho phù hợp. Nâng cao vị thế, uy tín của CBQL, giảng viên đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thuyết phục, giúp cho việc thực hiện quản lý và phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp đạt hiệu quả tối ưu.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV về xác định mục tiêu chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình sao cho phù hợp với Luật giáo dục đại học, sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, khoa; khung năng lực trình độ quốc gia bậc 5.

Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng thiết kế công cụ khảo sát thị trường lao động và thị trưởng tuyển dụng nghề Điện công nghiệp, các kỹ thuật khảo sát thu thập thơng tin và phân tích thơng tin, sử dụng thơng tin thu được để phát triển chương trình đào tạo.

Bồi dưỡng kỹ năng xác định các đơn vị kiến thức tối thiểu đáp ứng chuẩn đầu ra và và kỹ năng tổ hợp các đơn vị kiến thức thành các học phần hay môn học.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng xây dựng, thực hiện và phát triển CTĐT ngành Điện công nghiệp cho giảng viên và CBQL cấp Phịng, Khoa chun mơn. Nội dung chủ yếu bao gồm cập nhật những kiến thức mới, thảo luận và tiếp cận với các khái niệm CTĐT, phát triển CTĐT, chương trình cốt lõi, mơn học bắt buộc, tự chọn, CTĐT tích hợp nhằm xây dựng và phát triển CTĐT phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo của xã hội.

Bồi dưỡng cho CBQL, GV các kiến thức kỹ năng về thiết kế đề cương môn học theo tiếp cận năng lực đặc biệt là kỹ năng thiết lập ma trận mục tiêu hay chuẩn đầu ra của môn học và thiết kế các hoạt động đa dạng để đạt chuẩn đầu ra của môn học, kỹ năng lựa chọn và xây dựng hệ thống học liệu phục vụ giảng dạy, học tập. Chú ý bồi dưỡng kỹ năng xác định chuẩn đầu ra của môn học sao cho có thể đo, đếm và đánh giá được, chuẩn đầu ra của mơn học phải góp phần thực hiện chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó cần hướng dẫn giảng viên cách thức xây dựng kế hoạch bài học, cách thức phản hồi thông tin tới người học, cách thức tổ chức các hoạt động tự học, hoạt động trải nghiệm cho người học.

Bồi dưỡng cho giảng viên, cán bộ quản lý các kiến thức kỹ năng về tự đánh giá, đánh giá chương trình đào tạo và hồn thiện chương trình đào tạo sau đánh giá: Các kỹ năng khảo sát các bên liên quan, kỹ năng huy động các nguồn lực tham gia đánh giá.

Ngoài các nội dung trên cần bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả hoc tập của học sinh theo tiếp cận năng lực.

Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng quản lý phát triển CTĐT ngành Điện cơng nghiệp cho CBQL cấp Phịng, Khoa chun mơn.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Lãnh đạo Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực về phát triển chương trình đào tạo.

Ra quyết định cử CBQL, GV tham gia các lớp học tập nâng cao năng lực quản lí phát triển CTĐT.

Thường xuyên cử CBQL, GV Khoa chuyên môn đi thực tế tại các doanh nghiệp, thị trường lao động, khảo sát các nhà tuyển dụng để kịp thời cập nhật các kiến thức mới, hoạt động thực tế nhằm có các ý kiến đóng góp thiết thực trong cơng tác xây dựng và phát triển CTĐT ngành Điện công nghiệp.

Triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh cho CBQL, GV để có thể nghiên cứu các tài liệu nước ngoài. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng về khai thác mạng và thư viện điện tử cho CBQL, GV khai thác tối đa kho tàng tri thức trên mạng.

Có kể hoạch và triển khai mời các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy và phối hợp nghiên cứu, hội thảo về xây dựng, phát triển và quản lí phát triển CTĐT.

Tổ chức mời chuyên gia giỏi về phát triển chương trình từ các viện nghiên cứu hay các cơ sở đào tạo khác tham gia tập huấn bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý chương trình.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức tập huấn cho cán bộ giảng viên về phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp.

Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý và phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý và giảng viên ngành Điện công nghiệp cần phải nhận thức đúng và đầy đủ về sự cần thiết phải nâng cao năng lực về phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp.

Cần có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp.

Cần có những chun gia giỏi về phát triển chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp tham gia tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giảng viên.

3.2.3. Chỉ đạo khoa chuyên ngành, giảng viên định kỳ rà soát mục tiêu, chuẩn

đầu ra để cập nhật, hồn thiện chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Thế giới nghề nghiệp và thị trường lao động, thị trường tuyển dụng người lao động ngành Điện cơng nghiệp ln ln biến đổi, vì vậy nó ln đặt ra những yêu cầu mới về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực người được đào tạo trình độ cao đẳng nghề Điện công nghiệp nói riêng. Theo đó đặt ra vấn đề là nhà trường, khoa chuyên ngành và giảng viên phải thường xuyên rà soát mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để hồn thiện và cập nhật chương trình đào tạo đáp ứng với yêu cầu mới.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Phát triển chương trình đào tạo cần xuất phát từ thực tế nghề nghiệp/ chuyên môn và các yêu tố liên quan đến hoạt động lao động nghề nghiệp, vì vậy cán bộ quản lý phải thường xuyên khảo sát nhu cầu thực tế nghề nghiệp, xu hướng phát triển của nghề để điều chỉnh hoàn thiện mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của Bộ, ngành.

Nghiên cứu phân tích rõ đặc điểm chun mơn nghề, phân tích các cơng việc thừa hành thực tế trong môi trường lao động nghề nghiệp cụ thể để thiết kế, điều chỉnh mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng các mục tiêu học tập cụ thể để hình thành năng lực chun mơn. Các chương trình khơng chỉ bao hàm mục tiêu học tập/đào tạo mà cịn phản ánh cả các khía cạnh nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức học tập, kiểm tra đánh giá...

Phát triển các chưong trình đào tạo mở, tạo điều kiện thường xuyên cập nhật tri thức, kỹ năng mới và khuyến khích sự sáng tạo của người học. Thực hiện đánh giá thường xuyên và kiểm định chương trình đào tạo.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hai năm một lần khoa chuyên ngành phải tiến hành rà soát, điều chỉnh mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp, trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)