8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc khi xây dựng biện pháp quản lý phát triến chương trình đào
tạo nghề Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phát triển dựa trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, là quá trình giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong việc quản lý phát triến chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai. Những biện pháp phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của địa phương và kế thừa những thành quả đã có, đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các biện pháp quản lý phát triến chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp ở trường Cao đẳng phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương cũng như các yếu tố khách quan, chủ quan. Biện pháp quản lý phát triến chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp ở trường Cao đẳng phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng dựa trên các luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm cung - cầu
Song song với yêu cầu về số lượng thì yêu cầu chất lượng nhân lực để đáp ứng cho các doanh nghiệp cũng như thị trường lao động ngày càng địi hỏi cao hơn. Vì vậy, các biện pháp quản lý phát triến chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp phải hướng đến việc thỏa mãn cả về số lượng và chất lượng theo đúng quy luật cung - cầu trong thị trường lao động. Cụ thể là muốn các trường Cao đẳng nghề tồn tại và phát triển thì cần thiết phải tập trung nâng cao chất
lượng đào tạo, hướng mục tiêu đào tạo vào những nhu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả thì trường Cao đẳng nghề cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo, từ xác định mục tiêu, nội dung chương trình, phối hợp dạy thực hành đến kiểm tra đánh giá kỹ năng tay nghề người học; chuyển mạnh từ đào tạo theo khả năng mình có sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, cái mà xã hội cần, doanh nghiệp cần.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp quản lý phát triến chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai khơng nằm ngồi hệ thống quản lý giáo dục nói riêng và hệ thống quản lý xã hội nói chung. Nó càng khơng thể đứng bên lề của quá trình giáo dục và đào tạo. Mỗi biện pháp quản lý phải là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hệ thống và sự tồn vẹn của q trình giáo dục. Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau trong mối quan hệ đồng bộ mang tính hệ thống và tồn diện. Mỗi biện pháp đề xuất đều có vai trị riêng của nó nhưng việc triển khai phải mang tính hệ thống, đồng bộ giữa các biện pháp được đề xuất.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, bền vững
Quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp phải tn thủ các chức năng của quản lý (Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra).
- Kế hoạch hoá
Các biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo thể hiện được rõ mục tiêu, mục đích nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Điện cơng nghiệp, đóng góp cho sự thành cơng trong tương lai của khoa, của nhà trường, sự phát triển bền vững của ngành Điện Việt Nam. Các biện pháp đều có chung những mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Để cải thiện nội dung đào tạo đại học thông qua việc sửa đổi
và bổ sung những nội dung mới phù hợp hơn.
Mục tiêu 2: Làm cho chương trình đào tạo đại học phù hợp hơn với hoàn
Mục tiêu 3: Lấp đi những khiếm khuyết đang tồn tại trong chương trình
đào tạo.
Mục tiêu 4: Đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Mục tiêu 5: Đáp ứng với những bằng chứng nghiên cứu từ việc đánh giá
hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của đào tạo.
- Tổ chức
Khi lập xong kế hoạch, phải chuyển hố những ý tưởng đó thành hiện thực. Tiểu ban phát triển chương trình được thành lập phải có năng lực về chun mơn, có tinh thần hợp tác cùng làm việc sẽ có ý nghĩa quyết định đói với sự chuyển hố đó. Xét về mặt chức năng quản lý, thì tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên trong tiểu ban, nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tiểu ban đã đề ra. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của tiểu ban phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả tốt nhất.
- Lãnh đạo
Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy của tiểu ban đã hình thành với đầy đủ thành phần, thì phải cử ai đó đứng ra chỉ đạo việc hoạt động của tiểu ban đẻ đạt được mục tiêu đề ra.
- Kiểm tra
Người quản lý theo dõi giám sát kết quả của quá trình phát triển chương trình và tiến hành điều chỉnh (nếu thấy cần thiết). Kết quả phải xứng tầm với chi phí bỏ ra, nếu khơng cũng cần điều chỉnh sao cho phù hợp. Quá trình kiểm tra diễn ra có tính chu kỳ như sau:
Người quản lý đặt ra những chuẩn mực cho từng nội dung cụ thể. Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả so với chuẩn mực đã đề ra. Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.