Quản lý phát triển chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.3. Quản lý phát triển chương trình đào tạo

Quản lý là những tác động có mục đích, kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm chỉ huy, điều hành hoạt động của đối tượng và khách thể quản lý đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

Quản lý phát triển chương trình đào tạo là những tác động của Hiệu trưởng nhà trường thông qua thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý tới quá trình phát triển chương trình đào tạo của nhà trường, giảng viên, người học và các lực lượng liên đới nhằm vận hành chương trình đào tạo đạt được mục tiêu

Phát triển chương trình đào tạo 1. Phân tích tình hình 4. Thực thi CTĐT 3. Thiết kế CTĐT 2. Xác định mục tiêu 5. Đánh giá CTĐT

và chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu người học và yêu cầu thị trường lao động.

1.3. Những vấn đề cơ bản về phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường cao đẳng

Trước đây, việc phát triển chương trình đào tạo nghề điện cơng nghiệp tại trường Cao đẳng Lào Cai đã thực hiện, xong mới chỉ dừng ở mức độ nội bộ (phát triển theo chủ quan của cán bộ, giảng viên), chưa có sự tham gia từ nhiều bên (chuyên gia, tư vấn, đại diện bên ngồi…) nên chưa mang tính khách quan: Các giảng viên, trong quá trình giảng dạy thấy bất hợp lý về cấu trúc nội dung chương trình chi tiết mơn học/mơ đun trực tiếp đề xuất các nội dung cần giảm bớt hay bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo cập nhật kiến thức phù hợp với sự phát triển của khoa học Công nghệ, đáp ứng nhu cầu của xã hội, của người học. Nhưng việc làm này chưa đồng bộ, không qua khảo sát lấy ý kiến từ các bên liên quan mà chỉ theo cảm nhận cá nhân và chỉ được thực hiện ở một số giảng viên có trình độ chun mơn sâu và tâm huyết với nghề, còn lại đại đa số các giảng viên chỉ giảng dạy theo nội dung đề cương chi tiết đã xây dựng sẵn có, chỉ khi nào có sự điều chỉnh và cập nhật của tổ môn hay lãnh đạo khoa đề xuất hội đồng khoa học cấp trường phê duyệt thì mới có sự điều chỉnh. Do vậy cịn nhiều nội dung chương trình chi tiết học phần chưa được cập nhật thường xuyên theo sự phát triển của khoa học công nghệ và không đáp ứng được yêu cầu của nhà sử dụng lao động.

Các nội dung trên được tiến hành theo kiểu giải quyết sự vụ, khi gặp vướng mắc, bất hợp lý ở khóa học này thì điều chỉnh cho khóa học sau, xây dựng nội dung chương trình của khóa học tiếp theo trên cơ sở nghiên cứu xem xét điều chỉnh nội dung chương trình của khóa học trước nó, chưa có sự khảo sát nghiên cứu thị trường, phân tích tính hình (nhu cầu của người sử dụng lao động). Mục tiêu (chuẩn đầu ra) không được điều chỉnh mà chỉ điều chỉnh nội dung, chưa được thực hiện theo lộ trình.

Hiện nay, việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Lào Cai đã có nhiều chuyển biến và được phân cấp về các khoa chuyên môn đảm nhiệm (từ việc xây dựng hồ sơ xin mở ngành đến việc điều chỉnh bổ sung mục tiêu, nội dung, tiến trình, kế hoạch đào tạo…), phòng Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra xác nhận và đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)