8. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở
1.4.3. Chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở
trường cao đẳng
Chỉ đạo hoạt động phát triển chương trình đào tạo là những tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân cơng trong q trình phát triển chương trình. Tạo động lực để cho các đối tượng tham gia tích cực hoạt động bằng các biện pháp cầm tay chỉ việc, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp, giám sát, động viên, khen thưởng, kể cả trách phạt…
Chức năng này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động phát triển chương trình một cách có hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện.
Đối tượng chỉ đạo phát triển chương trình là các nhà quản lý cấp dưới như Trưởng, phó phịng, Trưởng phó khoa, bộ mơn và giảng viên. Việc chỉ đạo phát triển chương trình phải diễn ra thường xuyên và kịp thời để đảm bảo hoạt động phát triển chương trình khơng bị dán đoạn.
Người chỉ đạo hoạt động cần nắm được khái quát về bản chất và định hướng cho hoạt động đi đúng hướng, vừa đúng quy chế chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, vừa mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường, đáp ứng nhu cầu người học và xã hội.
Nội dung chỉ đạo phát triển chương trình cần tập trung vào các vấn đề sau đây:
+ Chỉ đạo hoạt động khảo sát cựu sinh viên về mức độ thích ứng sau khi tốt nghiệp về chương trình đào tạo nghề điện cơng nghiệp.
+ Chỉ đạo khảo sát nhà tuyển dụng về năng lực sinh viên do nhà trường đào tạo và những yêu cầu đặt ra đối với mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghề điện cơng nghiệp, những nội dung kiến thức, kỹ năng cần tang cường trong chương trình đào tạo.
+ Chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nghề điện cơng nghiệp và xây dựng các mục tiêu chương trình.
+ Chỉ đạo xác định ma trận các modul kiến thức và tổ hợp môn học dựa trên modul kiến thức
+ Chỉ đạo xây dựng chương trình khung và thiết kế đề cương mơn học bám sát chuẩn đầu ra và mục tiêu của chương trình đã xây dựng.
+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình: Chỉ đạo phân cơng giảng dạy theo các học phần và có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp: Năng lực giảng viên, trình độ tuyển sinh, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nguồn học liệu,… chỉ đạo hoạt động thực hành, trải nghiệm nghề nghiệp, thực tập,… đặc biệt là đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học để đạt chuẩn đầu ra.
+ Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên về phát triển chương trình và tổ chức thực hiện chương trình, đánh giá chương trình và cập nhật chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo nghề điện cơng nghiệp.
+ Chỉ đạo thẩm định chương trình đào tạo dựa trên sự tham gia của doanh nghiệp, nhà khoa học và các chuyên gia đến từ cơ sở đào tạo khác, hồn thiện chương trình và đưa vào tổ chức thực hiện chương trình sau thẩm định.
Chỉ đạo giám sát giảng viên thực hiện quy chế đào tạo, quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; quy trình thực hiện rà sốt chương trình đào tạo,…