Tổ chức đào tạo gắn với thị trường lao động điện công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 94 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo

3.2.4. Tổ chức đào tạo gắn với thị trường lao động điện công nghiệp

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực Điện công nghiệp của trường, trên cơ sở đó nhằm gắn đào tạo với sử dụng để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Điện cơng nghiệp có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng thị trường lao động đòi hỏi chất lượng ngày càng cao

Nếu khơng nhanh chóng nắm bắt được những địi hỏi về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung về lao động thì hàng năm sẽ xảy ra hiện tượng một lượng lớn lao động qua đào tạo sẽ thất nghiệp trong ngành nghề này và thiếu cục bộ trong ngành nghề khác. Điều này gây lãng phí rất lớn cho bản thân người lao động, nhà trường và xã hội. Như vậy phương thức đào tạo theo nhu cầu sẽ khắc phục được hạn chế cơ bản của cách thức giáo dục trước đây khi cịn q nặng nề, móc máy trong giảng dạy mà chưa chú tâm đến chất lượng đầu ra.

Khắc phục sự thiếu hụt trình độ và kỹ năng của từng cá nhân so với yêu cầu cụ thể do công việc hiện tại và trước mắt của chính mỗi cá nhân đó đặt ra. Khi đã tiến hành đào tạo theo nhu cầu, mỗi công việc, ngành nghề cụ thể sẽ quy định rõ ở mỗi trình độ nhất định cần những kỹ năng nào để có thể đảm nhận được cơng việc đó. Do khi tham gia các khóa học nghề, cũng như đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học sinh viên sẽ được được đào tạo một cách bài bản các kỹ năng đó và khi ra trường sinh viên có thể bắt tay vào cơng việc ln.

Đáp ứng sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị tuyển dụng.

Tiết kiệm chí phí và thời gian cho cơ quan tuyển dụng cũng như người lao động khi phải đào tạo lại. Khi đào tạo theo nhu cầu, người lao động đã được đào tạo theo đúng những yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn từ họ, do đó

người lao động có thể làm được ngay những cơng việc ở những vị trí mà họ đã dự tuyển, khi đó doanh nghiệp khơng phải tiến hành đào tạo lại và sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Khảo sát, khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về khả năng đào tạo cung cấp nhân lực trình độ Cao đẳng của nhà trường.Xác định được nhu cầu chung và các nhu cầu đặc thù của từng loại khách hàng để thiết kế và tổ chức quá trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và của các loại khách hàng khác nhau.

Cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng qua việc hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường cũng như của đơn vị, xí nghiệp… để xác định nhu cầu nguồn nhân lực trước mắt cũng như lâu dài, về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu nguồn lao động, các hình thức đào tạo phù hợp.

Phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng… trong việc triển khai xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo quy chế chung của các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc các Bộ chủ quản, quản lý chuyên ngành.

Quy trình đào tạo: để hướng vào nhu cầu sử dụng của xã hội, các cơ sở đào tạo phải tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường thực tế về số lượng, chuyên mơn và trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp.

Nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường cũng như phải đầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và nghiên cứu theo đúng những gì đang có trên thị trường, tiếp cận những phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Xác định được cụ thể rõ xã hội cần những con người trong những lĩnh vực hoạt động gì, ở trình độ, kỹ năng ra sao, đào tạo kiến thức “học phải đi đôi

với hành”, nghĩa là lý thuyết phải gắn với thực tiễn. Chương trình đào tạo cần

phải phân bổ và tổ chức chương trình học sao cho phù hợp với tỷ lệ 50% và 50% giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành. Để tránh gây lãnh phí thời gian và tiền bạc thì việc điều tra, nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai gần và xa là rất quan trọng.

Ngồi trình độ chun mơn nghiệp vụ để gắn được với nhu cầu sử dụng các cơ sở đào tạo cần nâng cao các kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên:

Thứ nhất, đào tạo trình độ ngoại ngữ và tin học vững vàng cho sinh viên,

có như vậy họ mới đủ trình độ phục vụ công việc chuyên môn ngày càng cao.

Thứ hai, đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Ngồi ra một số kỹ năng

mềm khác sinh viên cần có nghệ thuật giao tiếp, xử lý tình huống,…

Thứ ba, đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp đối với người lao

động cần phải được chú ý, quan tâm. Khi được giao nhiệm vụ, đặc biệt những cơng việc địi hỏi tính trung thực, bí mật, trung thành… nếu thiếu đạo đức nghề nghiệp rất dễ phạm sai lầm.

Thứ tư, lòng yêu nghề, chấp nhận khó khăn, gian khổ và sẵn sàng đối

mặt và đón nhận những thử thách, khó khăn mới. Chính những điều này sẽ tạo cho bản thân người học có động lực theo đuổi nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn.

Nhà trường, khoa chuyên ngành của ngành Điện công nghiệp phải phát huy mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng vì mục tiêu chất lượng nguồn lao động là thực hiện: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn…".

Cần xây dựng phương pháp tiếp cận hiệu quả trong đó quan trọng nhất là có sự tham gia của các đối tượng liên quan trong đào tạo bao gồm: cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo nghề (các cơ sở dạy nghề) - cơ sở sử dụng lao động (doanh nghiệp) - sản phẩm qua đào tạo (người tốt nghiệp). Các đối tượng này tạo nên tam giác cân trong mối quan hệ “cung - cầu”. Tiếp cận này cho phép xác định

được những khoảng trống, những điểm nghẽn trong cung cầu nhân lực qua đào tạo nghề.

Trong cơ chế phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp phải thể hiện rõ doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kỹ năng nghề của người lao động trong doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề...).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác...) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi...) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xun có thơng tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với "sản phẩm" đào tạo của cơ sở dạy nghề.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng phù hợp với nhu cầu của người học và của các cơ quan sử dụng lao động. Khi tiến hành đào tạo theo nhu cầu nhà trường sẽ kết hợp cùng doanh nghiệp để xác định rõ những kiến thức và kỹ năng sinh viên cần có đối với mỗi chuyên ngành, qua đó tổng hợp lại và xây dựng thành giáo trình giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên bộ giáo trình này chỉ được xây dựng hoàn chỉnh khi đã tổng hợp được những yêu cầu mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó cho là cần thiết cho đào tạo. Tránh trường hợp xây dựng giáo trình cá thể cho từng doanh nghiệp cụ thể như vậy bộ giáo trình sẽ chỉ áp dụng đơn thuần cho doanh nghiệp đó mà khơng áp dụng được trên diện rộng. Việc làm này sẽ gây lãng phí thời gian và tiền của của doanh nghiệp và nhà trường.

Liên kết với doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng: Đào tạo nhân lực phối hợp thực hiện đào tạo theo hướng đặt hàng, điều này hồn tồn mang tính thực tiễn cao, đóng góp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng đúng với nhu cầu của doanh nghiệp. Bản thân mỗi học sinh, sinh viên được đào tạo theo phương thức này thấy an tâm với cơ hội việc làm, mức lương ổn định để duy trì cuộc sống.

Tuỳ theo từng vị trí cơng việc trong doanh nghiệp sẽ thiết kế nội dung chương trình về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết, đồng thời các doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin, tham gia vào việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo.

Khi có được các chương trình đào tạo đạt chuẩn (khoa học, thực tiễn, liên thơng quốc tế) thì việc xây dựng học liệu không quá khó khăn. Vai trị của doanh nghiệp trong xây dựng học liệu là tham gia hoặc cung cấp thông tin để viết các nghiên cứu tình huống.

Đội ngũ giảng viên là thành tố then chốt trong công nghệ đào tạo và quyết định sự thành công của đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo, các giảng viên phải xây dựng, điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần chứ khơng phải là dựa vào những thứ có sẵn hoặc ý muốn chủ quan của giảng viên. Phương pháp dạy - học, thực tập của sinh viên cũng phải thay đổi theo hướng phục vụ người học, đảm bảo được sự linh hoạt và bám sát thực tế. Yêu cầu này đã buộc các giảng viên và sinh viên phải đi khảo sát, gắn bó với doanh nghiệp.

Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp còn được thể hiện rất rõ qua việc tăng cường năng lực về cơ sở vật chất cho cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ, tài trợ, tặng: giảng đường, phịng thí nghiệm, thiết bị dạy - học và đào tạo tại doanh nghiệp (sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp). Nhờ đó, sinh viên có cơ hội được làm quen với mơi trường doanh nghiệp, các

thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có cơ hội để lựa chọn, hướng nghiệp cho những sinh viên, học viên có năng lực tốt phục vụ cho doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.

Phải đánh giá chính xác về năng lực của học sinh, sinh viên khi đã hoàn thành xong khố học để có thể phân loại, cấp bằng, chứng chỉ cho họ. Có như vậy đầu ra của người học mới được đảm bảo bằng kết quả học tập xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Ngồi ra, các cơ sở đào tạo cịn cần phải liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo lao động đào tạo xong được bố trí việc làm phù hợp, giúp họ có thể vận dụng kiến thức kỹ năng vừa được học để đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường, khoa chuyên ngành, giảng viên cần có nhận thức đúng về vai trò của doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo nghề và thu hút họ tích cực tham gia gia đào tạo. Trong quá trình tổ chức đào tạo phải bám sát mục tiêu là chỉ đào tạo khi giải quyết được đầu ra hoặc nâng cao thu nhập cho người học từ nghề đã học. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của việc đào tạo.

Cần có hệ thống liên kết: Một hệ thống liên kết sẽ hội tụ lợi ích của các bên liên quan chính (đơn vị đào tạo, đơn vị sử dụng lao động…) từ đó có những đề xuất định hướng chiến lược nhằm kết nối cung cầu trên một tầm nhìn dài hạn.

Cần có sự hỗ trợ ngành bền vững: Hỗ trợ ngành và những mối liên kết chính thức với các đơn vị đào tạo để đảm bảo nội dung chương trình đào tạo phù hợp với lĩnh vực cần bổ sung, có như vậy nhân lực Điện cơng nghiệp được đào tạo thiết thực.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ba bên: các cơ sở đào tạo nhân lực Điện công nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp, từng bước xây dựng và ban hành những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)