Các lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo nghề Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 61 - 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng phát triển chương trình nghề Điện công nghiệp ở trường

2.2.3. Các lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo nghề Điện

cơng nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai

Có thể nói, phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp cần thiết các nguồn lực tham gia. Do vậy, các nhà Quản lý giáo dục cần tính tốn để huy động những nguồn lực nào? Đối tượng nào tham gia để phát triển chương trình? Tùy quan điểm của các nhà quản lý để lựa chọn và quyết định lựa chọn nguồn lực tham gia. Để làm rõ vấn đề này, tác giả tiến hành khảo sát và thu được kết quả trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thực trạng các lực lượng được huy động để phát triển chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường Cao đẳng Lào Cai

STT Lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo

Ý kiến đánh giá

Tham gia Không

tham gia

SL TL

(%) SL

TL (%)

1 Nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp 18 22,5 62 77,5

2 Cựu sinh viên ngành Điện công nghiệp 31 38,8 49 61,2

3 Cán bộ quản lý nhà trường 64 80 16 20

4 Giảng viên chuyên ngành 73 91,2 7 8,8

5 Giảng viên chuyên ngành cơ sở đào tạo khác 28 35 52 65

6 Các chuyên gia đầu ngành 26 32,5 54 67,5

7 Các doanh nghiệp liên kết 3 3,8 77 96,2

Dựa trên kết quả thu được cho thấy: Lực lượng tham gia phát triển chương trình ngành Điện cơng nghiệp nhiều nhất là giảng viên chuyên ngành chiếm 91.2%, tiếp đến là cán bộ quản lý nhà trường chiếm 80%, cựu sinh viên Điện công nghiệp đã tốt nghiệp chiếm 38,8%, giảng viên chuyên ngành thuộc cơ sở đào tạo khác chiếm 35%, và chuyên gia giỏi đầu ngành chiếm 32.5%, nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp 22,5% và cuối cùng là doanh nghiệp liên kết chỉ chiếm 3,8%.

Theo ý kiến trao đổi của CBQL khoa Điện công nghiệp cho biết: “Việc triển khai chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp, khoa đã huy động chủ yếu ba đối tượng là: Giảng viên chuyên ngành, giảng viên chuyên ngành thuộc cơ sở đào tạo khác và các chuyên gia giỏi đầu ngành. Việc tham gia của các lực lượng khác mặc dù có nhưng với hiệu suất rất thấp. Tìm hiểu ngun nhân cho thấy Nhà trường và khoa Điện chưa có chiến lược thu hút nhà tuyển dụng và cựu sinh viên ngành Điện tham gia phát triển chương trình, chưa có cơ chế phối hợp để triển khai thực hiện lấy ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình, khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu của

chương trình cũng như đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực của sinh viên tốt nghiệp và khả năng thích ứng của sinh viên với thế giới nghề nghiệp. Nhà trường chưa kết hợp với doanh nghiệp trong việc mời chuyên gia giỏi, thợ tay nghề bậc cao tham gia rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Chính vì vậy mà mức độ tham gia của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên vào quá trình phát triển chương trình chưa cao.

Kết quả tham gia của các lực lượng được chúng tôi khái quát trong biểu đồ.

22.5 38.8 80 91.2 35 32.5 3.8 Nhà tuyển dụng Cựu SV Điện CN CBQL GV chuyên ngành GV cơ sở khác

Chuyên gia Doanh nghiệp

Mức độ tham gia

Biểu đồ 2.1. Các nguồn lực được huy động để phát triển chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp

Như vậy có thể thấy, trường Cao đẳng Lào Cai đã huy động được các nguồn lực tham gia phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp: Các chuyên gia giỏi, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên, tuy nhiên mức độ huy động nhà tuyển dụng tham gia phát triển chương trình đào tạo chưa cao, đây là điểm nhà quản lý cần quan tâm trong phát triển chương trình đào tạo ngành Điện cơng nghiệp mà CBQL Nhà trường, Khoa cần quan tâm nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm huy động tối đa sự tham gia của các lực lượng, cũng như đạt được hiệu quả cao nhất từ các lực lượng tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ở trường cao đẳng lào cai tỉnh lào cai (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)