Các chủ thể tham gia thị trường cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 35)

1.1. Tổng quan về cho thuê tài chính

1.1.5. Các chủ thể tham gia thị trường cho thuê tài chính

1.1.5.1. Các chủ thể tham gia thị trường

Một giao dịch CTTC thông thường có các chủ thể sau tham gia: Bên cho thuê, bên thuê, nhà cung cấp.

1.1.5.1.1. Bên cho thuê

Là nhà tài trợ vốn cho bên thuê, là chủ sở hữu tài sản trong một giao dịch CTTC. Bên cho thuê có trách nhiệm thực hiện các thủ tục mua tài sản, thanh toán toàn bộ giá trị của tài sản thuê và chuyển giao tài sản cho bên thuê theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng CTTC. Đồng thời, bên cho thuê thông thường cũng là người thực hiện các thủ tục mua bảo hiểm và tiến hành các thủ tục liên quan đến quy định của Pháp luật (như đăng ký Giao dịch đảm bảo).

Trên các thị trường phát triển, bên cho thuê có thể là các định chế tài chính, các nhà sản xuất máy móc thiết bị… Có thể phân chia ra bốn loại hình công ty CTTC cơ bản sau:

NHTM và các công ty liên kết với NHTM: Theo luật, các NHTM được thực hiện nghiệp vụ CTTC.

Công ty CTTC độc lập: hoạt động độc lập với nhà cung ứng. Đa phần hợp đồng CTTC nào đều diễn ra dưới dạng thuê tài chính 3 bên.

Công ty thuê mua phụ thuộc: do các nhà cung cấp lập ra để tài trợ cho sản phẩm của họ. Ở những giao dịch này chỉ có 2 bên tham gia. Ta có thể xem đây là một phương thức xúc tiến bán hàng thông qua việc cung cấp cho khách hàng một hình thức tài trợ đặc biệt.

Công ty thuê mua môi giới: Công ty thuê mua môi giới không sở hữu tài sản trong giao dịch thuê tài chính mà chỉ giới hạn trong việc kết nối các chủ thể của một giao dịch cho thuê tài chính lại với nhau.

Riêng đối với Việt Nam, theo quy định Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 tại khoản 4 Điều 4: “ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác ”. Theo Nghị định số 39/2014/NĐ-CP : Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam thì được phép thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê tài chính không phải là hoạt động chủ yếu của Công ty tài chính. Ngược lại, Công ty cho thuê tài chính là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này. Dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.

Tại điều 4 Thông tư 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 quy định về việc cấp giấp phép tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới các hình thức sau đây:

a) Công ty cổ phần do các cổ đông là tổ chức và cá nhân cùng góp vốn thành lập theo quy định;

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu;

c) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập (trong đó một ngân hàng

thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn thành lập.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổchức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức tín dụng nước ngoài làm chủ sở hữu hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn thành lập

Như vậy, tại Việt Nam, các công ty con trực thuộc nhà sản xuất không phải công ty CTTC thì không được phép thực hiện nghiệp vụ này.

1.1.5.1.2. Bên thuê

Bên thuê là các tổ chức, cá nhân có năng lực pháp lý, dân sự và kinh tế.

Theo quy định tại khoản 10 điều 3, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP thì:“Bên thuê

là các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình”.

Chịu sự quản lý của Luật các TCTD, do đó bên thuê tài chính cũng sẽ bị hạn chế khi rơi vào các trường hợp chủ thể muốn sử dụng dịch vụ CTTC là các đối tượng thuộc điều 126, điều 127 của Luật các TCTD năm 2010.

1.1.5.1.3. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp có vai trò cung ứng thiết bị, tài sản theo Hợp đồng mua bán đã ký với bên cho thuê (hoặc trong một số trường hợp là Hợp đồng mua bán ba bên). Nhận tiền thanh toán từ bên cho thuê, chuyển giao tài sản và có thể nhận thực hiện các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng tài sản cho bên thuê.

Nhà cung cấp có thể chính là các đơn vị trực tiếp sản xuất ra thiết bị, tài sản hoặc là các trung gian thương mại thực hiện việc bán các tài sản này.

thuê. Như vậy, trong trường hợp này, một giao dịch CTTC sẽ chỉ bao gồm hai chủ thể: (1): Bên thuê đồng thời là nhà cung cấp và (2): Bên cho thuê.

1.1.5.2. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính

Tại phần lớn các nước, hàng hóa CTTC là tất cả các loại động sản và bất động sản phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đều có thể tham gia trên thị trường CTTC. Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến các nhóm hàng hóa sau:

Nhóm hàng hóa là phương tiện vận tải: xe ôtô, gắn máy, đầu kéo, rơmooc, xe đông lạnh, xe bồn...;

Nhóm hàng hóa là phương tiện phục vụ khai thác: khai thác cảng biển như xe nâng hạ container, Forkfift, cần cẩu, container,...; Khai thác tài nguyên khoáng sản tại các công trường như: xe cẩu, xe đào, xe xúc, xe lu...;

Các loại máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh trong các ngành dịch vụ và sản xuất…;

Nhóm hàng hóa là thiết bị văn phòng: máy fax, máy in, máy vi tính...;

Nhóm hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày: tivi, tủ lạnh và các phương tiện sinh hoạt gia đình khác…;

Nhóm hàng hóa bất động sản: đất đai, nhà cửa, nhà xưởng, văn phòng...; Tuy nhiên, tùy quy định của từng quốc gia khác nhau mà các loại hàng hóa trên thị trường CTTC của các quốc gia khác nhau có thể khác nhau. Hiện tại, trên thị trường CTTC Việt Nam, bất động sản không được xem là hàng hóa trên thị trường CTTC và do đó, các Công ty CTTC không được phép thực hiện CTTC đối với các tài sản là bất động sản. Ngoài ra, tỷ lệ cho thuê nhóm hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và thiết bị văn phòng rất ít, thậm chí không có. Như vậy, so với các quốc gia khác, chủng loại hàng hóa trên thị trường CTTC của Việt Nam có phạm vi nhỏ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)