Nguyên nhân nợ xấu tại BLC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 64)

Để đưa ra được các giải pháp sát thực và hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu, trước hết cần nhìn nhận một các tổng quan các nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu tại BLC.

2.2.2.1. Nguyên nhân bên trong

(i) Việc định hướng hoạt động cho thuê trong giai đoạn trước còn thiếu thận trọng, chạy theo mục tiêu tăng dư nợ, mà thiếu quan tâm đến các yếu tố rủi ro tổng thể trong khi CTTC là loại hình tín dụng trung và dài hạn, đòi hỏi phải có những nghiên cứu để định hướng danh mục đầu tư hiệu quả, đảm bảo phân tán rủi ro. Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2008-2012 đưa ra mục tiêu tăng trưởng nhanh, phấn đấu tăng trưởng dư nợ bình quân 40%/năm, mong muốn củng cố thương hiệu và mở rộng thị phần trong khi năng lực quản trị điều hành, chất lượng nguồn nhân lực cũng như các công cụ hỗ trợ cho công tác kinh doanh, quản lý tài sản thuê chưa thay đổi tương xứng dẫn đến vượt khả năng kiểm soát.Đối tượng đầu tư chưa rõ ràng, công tác phân tích dự báo thị trường tình hình kinh tế xã hội, ngành nghề hạn chế đã tập trung đầu tư vào một số khách hàng và cùng một loại tài sản (Phương tiện vận tải thuỷ, thiết bị xây dựng, nợ xấu chiếm từ 34% trở lên).

(ii) Quy trình CTTC trong giai đoạn trước còn thiếu chặt chẽ, thiếu các quy định và chính sách về CTTC là nguyên nhân chính của các khoản cho thuê kém chất lượng. Một số trường hợp việc ra quyết định cho thuê hoàn toàn chủ quan, không được thực hiện theo đúng quy trình ra quyết định cho thuê.

Một số trường hợp cho thuê trước và hoàn thiện hồ sơ nội bộ sau để đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng, không tuân theo quy trình, làm tăng rủi ro.

(iii) Công tác thẩm định trước khi cho thuê còn kém chất lượng, sơ sài, mang tính hình thức và việc thực hiện quy trình cho thuê còn nhiều thiếu sót mang tính chủ quan. Chưa có quy trình thẩm định đặc thù cho từng loại khách hàng và từng ngành nghề, quy trình thẩm định dự án được sử dụng chung với tất cả các đối tượng khách hàng nên mang tính chung chung, không phản ánh hết mức độ rủi ro và các tình huống xảy ra riêng biệt của từng lĩnh vực. Chưa đánh giá được thực chất tình hình tài chính

của khách hàng, chỉ phân tích dựa trên các số liệu do khách hàng cung cấp mà không đánh giá tính hợp lý của các số liệu và thông tin được cung cấp. Chưa đánh giá khách quan và toàn diện phương án kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng thuê tài chính cũng như đánh giá những rủi ro có liên quan trước khi ra quyết định cho thuê. Do vậy, việc xác định điều kiện cho thuê đối với khách hàng thường không dựa trên các phân tích về tính hiệu quả của phương án/dự án thuê cũng như mức độ rủi ro mà chủ yếu dựa trên đề nghị của khách hàng hoặc mang tính ước chừng.

(iv) Một số khoản cho thuê được quyết định dựa trên các mối quan hệ cá nhân của những người có thẩm quyền trong việc ra quyết định cho thuê. Thông thường đối với các trường hợp này, công tác thẩm định chỉ mang tính hình thức và việc cho thuê tiềm ẩn rủi ro khá cao.

(v) Công tác kiểm tra, giám sát sau cho thuê còn bị buông lỏng. Việc nhắc nợ hàng kỳ đối với khách hàng không được theo dõi sát sao, đặc biệt là những khách hàng chuyển qua nhiều cán bộ quản lý, không có những giải pháp kịp thời và kiên quyết khi khách hàng bắt đầu có dấu hiệu chậm thanh toán đã làm cho các khoản nợ có xu hướng trầm trọng hơn và khách hàng có tâm lý chây ỳ.

Công tác kiểm tra, giám sát tài sản và tình hình hoạt động của khách hàng sau cho thuê không thường xuyên và còn mang tính hình thức, trường hợp khách hàng không hợp tác sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí bất lực, thiếu các biện pháp quản lý tài sản hiện đại như trang bị hệ thống định vị để giám sát hành trình và vị trí tài sản. Chưa thường xuyên cập nhật hồ sơ, phân tích các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có nợ quá hạn và nợ xấu.

(vi) Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động còn kém hiệu quả, chưa phát hiện kịp thời các sai sót trong hoạt động CTTC, chưa đánh giá đầy đủ các nguyên nhân và đề xuất kiến nghị cụ thể để xử lý kiên quyết, kịp thời đối với các khoản nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn. Công tác theo dõi việc khắc phục sau kiểm tra chưa thường xuyên, chưa có chế tài cụ thể nên dẫn đến tâm lý ỷ lại còn lớn và làm cho công tác kiểm tra giám sát không có hiệu quả.

khăn, thiếu khảo sát giá từ các nhà cung cấp khác trên trị trường để đảm bảo giá trị tài sản cho thuê ở mức cạnh tranh và hợp lý. Nhiều tài sản có xuất xứ hàng nhập khẩu nhưng thực hiện mua bán lòng vòng làm giá tài sản bị nâng lên cao hơn giá trị thực tế. Chưa đánh giá về khả năng thanh khoản của tài sản cho thuê, đặc biệt là các dây chuyền sản xuất đặc chủng dẫn đến việc thu hồi và phát mãi tài sản khi có nợ xấu phát sinh khó thực hiện được.

(viii) Việc bố trí nhân sự chưa phù hợp, lực lượng cán bộ Khối Quan hệ khách hàng quá mỏng, không được bổ sung kịp thời, số lượng cán bộ chưa tương xứng với việc tốc độ tăng trưởng dư nợ thuê dẫn đến hạn chế về quản lý và khả năng kiểm soát khoản thuê.

Ngoài ra, cũng không loại trừ rủi ro đạo đức nghề nghiệp, cán bộ làm sai quy trình, bị tác động trong quá trình xét duyệt hồ sơ…

(ix) Chính sách quản trị rủi ro lãi suất yếu kém cũng là nguyên nhân của tình trạng nợ xấu. Việc xác định cơ chế lãi suất (cố định hay thả nổi) không phù hợp, ấn định mức lãi suất cho thuê quá cao, hoặc quá thấp đều có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất quá thấp so với mức lãi suất cho vay trên thị trường có thể làm cho khách hàng chây ỳ trả nợ.

(x) Việc tuân thủ các quy định về phân loại nợ của NHNN theo thông tư 02/2013/TT-NHNN còn lỏng lẻo, nhiều trường hợp thực tế là nợ xấu nhưng không được xếp vào nhóm nợ xấu để tránh phải trích DPRR, tránh giảm lợi nhuận nên số liệu phân loại nợ giai đoạn này chưa phản ánh đúng thực trạng nợ xấu, từ đó mà thiếu các biện pháp kịp thời để hạn chế và XLNX.

2.2.2.2. Nguyên nhân bên ngoài

Bên cạnh các nguyên nhân nội tại, các khoản nợ xấu hiện nay của BLC đa phần đều có sự ảnh hưởng từ các nguyên nhân bên ngoài, mà chủ yếu là khó khăn từ phía khách hàng thuê tài chính. Những khó khăn này có thể do chủ quan hoặc khách quan nhưng đều làm suy giảm khả năng trả nợ khoản thuê của khách hàng.

2.2.2.2.1. Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Đối tượng khách hàng thuê tài chính hầu hết là các DN vừa và nhỏ, tình hình tài chính yếu, thiếu minh bạch, khả năng quản lý của chủ DN rất yếu, không đủ điều kiện để vay Ngân hàng, đặc biệt ý thức chấp hành Pháp luật của một số khách hàng rất kém.Sổ sách kế toán chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực, mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất, phần lớn không được kiểm toán. Các doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức đổi mới cung cách quản lý, giám sát kinh doanh, tài chính chuẩn mực trong khi năng lực quản trị yếu kém dẫn dến sự thất bại của phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra phải thành công trong thực tế.

Khách hàng thuê tài chính cố ý cung cấp các thông tin không trung thực về tình hình đơn vị cho BLC, điều nay dẫn đến việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng không chính xác, quyết định cho vay không chính xác và rủi ro tín dụng chắn chắn sẽ xuất hiện, gây ra các khoản nợ xấu.

Một số khách hàng thiếu thiện chí hợp tác hoặc có ý định gian dối lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Hợp đồng thuê tài chính quy định rõ phạm vi hoạt động và Bên thuê phải thường xuyên báo cáo, tạo điều kiện cho BLC kiểm tra tình hình hoạt động của tài sản thuê, tuy nhiên, nhiều khách hàng không hợp tác, thậm chí tự ý gán nợ cho người khác, chuyển tài sản ra nước ngoài mà không có sự đồng ý của BLC, do đó việc theo dõi, quản lý tài sản gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến rủi ro. Hoặc Bên thuê cấu kết với nhà cung ứng nâng giá tài sản, khi tiến hành xử lý tài sản thì khó chuyển nhượng, khó cho thuê lại do tài sản xuống cấp, phát sinh nhiều chi phí kèm theo như tiền thuê bến bãi, thuê người trông giữ, tiền sửa chữa bảo dưỡng tài sản, giá trị tài sản thu được khi xử lý nhỏ hơn nhiều so với nghĩa vụ khách hàng phải thanh toán cho BLC, phần lớn không bảo toàn được vốn cho thuê. Một số trường hợp doanh nghiệp chấp nhận trao trả tài sản, nhưng tài sản đã cũ nát, nếu bán đi cũng không đủ để thu hồi nợ.

2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Ngoài nguyên nhân từ phía BLC và khách hàng, không thể không kể đến một số tác động gây nợ xấu đến từ những biến động môi trường kinh doanh, chính sách

vĩ mô, hệ thống pháp luật…

(i) Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn do biến động kinh tế, sự thay đổi về chính sách của Nhà nước, sự ảnh hưởng của tính chu kỳ kinh tế ngành.

Năm 2007, Chính phủ có chủ trương phát triển kinh tế biển, một số khách hàng kinh doanh vận tải biển làm ăn có hiệu quả hưởng ứng chủ trương này, nhu cầu đầu tư mới, đầu tư mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường biển tăng cao. Cùng giai đoạn này, thị trường bất động sản phát triển mạnh đặc biệt đất nền các dự án dẫn đến nhu cầu khai thác cát để cung cấp san lấp mặt bằng tăng nên khách hàng kinh doanh xây dựng, vận tải đường sông, có nhu cầu đầu tư mới, đầu tư mở rộng để tăng năng lực thi công công trình, vận chuyển trên tuyến đường sông tăng đột biến.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới kéo dài các năm sau đó, từ 2009- 2016 nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng nhập siêu lớn, lạm phát cao, thị trường ngoại hối có lúc biến động mạnh, lãi suất tăng và tín dụng bị thắt chặt, thị trường chứng khoán suy giảm… Để phục vụ cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo hạn chế chi tiêu ngân sách, xem xét hủy bỏ hoặc tạm hoãn nhiều dự án đầu tư bằng vốn ngân sách. Đây là một chính sách cần thiết và đúng đắn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tuy nhiên đã làm ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

(ii) Quy định pháp luật có những bất cập, chưa hoàn thiện.

Mặc dù đã có Thông tư liên tịch số 08/TTLT/NHNN-BCA-BTP ngày 10/12/2007 về Hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của NHNN, Bộ Công an, Bộ Tư pháp nhưng BLC hầu như không nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan ban ngành trong công tác thu hồi, xử lý tài sản theo đúng qui định. Nhiều nơi, chính quyền địa phương không tích cực hoặc không ủng hộ quyết định thu hồi tài sản cho thuê do ngại dẫn đến việc doanh nghiệp ngừng hoạt động, một bộ phận lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và chỉ tiêu GDP địa phương. Còn cơ quan công an nơi có tài sản cho thuê chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi còn việc thu hồi như thế nào là trách nhiệm của BLC.

Dù việc thu hồi tài sản CTTC đã được pháp luật quy định khá đầy đủ, chặt chẽ song vẫn có kẽ hở. Chẳng hạn, quy định thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi tài sản, bên thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho thuê và giấy tờ liên quan cho công ty CTTC là quá lâu, tạo điều kiện cho bên thuê có thừa thời gian tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho việc thu hồi. Nhiều trường hợp thậm chí chưa có quy định xử lý nhưng tài sản thuê không còn ở nơi đăng ký sử dụng, bên thuê đem tài sản hoạt động tại nước ngoài, bị cơ quan chức năng của nước ngoài thu giữ (tàu biển), bên thuê trốn khỏi nơi cư trú… Với việc thiếu ý thức chấp hành hợp đồng nói riêng, pháp luật nói chung, việc tiếp cận tài sản thuê tài chính là không khả thi và đôi khi tự gây nguy hiểm cho nhân viên CTTC. Vì vậy, cần một chế tài đủ mạnh và cần nâng cao vai trò của cơ quan hỗ trợ, trong đó công an nắm vai trò chủ động trong trường hợp khách hàng cố tình chây ì, tẩu tán tài sản, không bàn giao cho công ty CTTC.

Trong nhiều trường hợp, đã có bản án nhưng khó khăn trong việc thi hành án, không thu hồi được tài sản, không thu hồi được nợ thuê.

(iii) Sự thay đổi về quy định phân loại nợ của NHNN theo thông tư 02/2013/TT- NHNN chặt chẽ hơn nhiều so với quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Trong đó, các khoản nợ được cơ cấu lại nhiều lần đều bị xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao.

(iv) Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập. Thông tin vĩ mô đã bước đầu có sự công khai, minh bạch như dự toán về ngân sách nhà nước, kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành, vùng… Tuy nhiên thông tin mang tính chất thống kê, mô tả diễn biến vận động của nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp còn thiếu và nếu có thì không được cập nhật kịp thời, thông tin lạc hậu thậm chí thiếu chính xác, đôi khi có thông tin trái ngược nhau từ các cơ quan chức năng.

Trung tâm thông tin tín dụng CIC thu thập và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng cho NHNN, các TCTD, tổ chức và cá nhân khác nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, phục vụ công tác quản lý của NHNN, phòng ngừa, hạn chế RRTD và phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, CIC đã đưa ra được hơn 20 sản phẩm thông tin xung quanh hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn

đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Bên cạnh đó, tính minh bạch, đầy đủ, tin cậy của thông tin tài chính doanh nghiệp còn chưa cao. Số doanh nghiệp thực hiện kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính chiếm tỷ lệ ít. Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện kiểm toán khi tiến hành cổ phần hoá hoặc thông tin được kiểm toán thường rất chậm so với yêu cầu. Thông tin được thu thập chủ yếu qua tìm kiếm thông tin qua báo chí và trên mạng, thông tin do bên thuê cung cấp có nhiều nội dung khác nhau nên mất nhiều thời gian để thu thập, tra cứu, tìm hiểu mà độ tin cậy không cao.

(v) Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngân hàng chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

Nhìn chung, tình trạng nợ xấu tăng cao ở những năm 2012-2013 tại BLC được xác định chủ yếu do nguyên nhân nội tại xuất phát từ những tồn tại trong cơ cấu tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)