Tạo các điều kiện tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả mối quan

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 72 - 79)

Thứ nhất, phải xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa đại biểu HĐND với các cơ quan, đoàn thể nhân dân ở địa phương.

Liên quan đến củng cố và nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri còn có sự tác động của các yếu tố khác ngoài phẩm chất và năng lực của đại biểu là việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa các chủ thể khác như Văn phòng HĐND, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Ủy ban Mặt trận tổ quốc và Ban Tiếp công dân, Tổ đại biểu HĐND,… trong việc tạo điều kiện cho đại biểu thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Ví dụ: phối hợp tham mưu, phục vụ Thường trực các bên tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định và theo lịch đã sắp xếp.

Thứ hai, đổi mới cung cấp thông tin cho đại biểu HĐND ở tất cả các cấp. Với đại biểu thông tin là vô cùng quan trọng, thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu tính chính xác thì việc xem xét, đánh giá và đề xuất của đại biểu đều không đúng và không trúng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND. Đối với đại biểu kiêm nhiệm thì việc cung cấp thông tin liên quan đến thực hiện vai trò, nhiệm vụ của đại biểu là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, việc cung cấp đầy đủ thông tin cho các đại biểu phải được Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo, lên kế hoạch đổi mới kịp thời.

Thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, từng bước số hóa hoạt động của Hội đồng nhân dân và để giúp mỗi đại biểu tiếp cận thông tin nhanh nhất, Thường trực HĐND các cấp có thể chỉ đạo phủ sóng cho đại biểu thông qua hệ thống thư điện tử và tin nhắn điện thoại. Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm điều hành kỳ họp và nhấn nút biểu quyết điện tử. Triển khai rộng các “kỳ họp không giấy tờ”, giúp cho các đại biểu HĐND chủ động, sẵn sàng trong việc tiếp

cận thông tin, kịp thời nghiên cứu tài liệu trình kỳ họp. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của Hội đồng nhân dân có nhiều ưu điểm đáng chú ý: tiết kiệm lao động, chi phí in ấn, chuyển phát, nâng cao tinh thần đổi mới phương thức làm việc theo hướng ngày càng khoa học và chuyên nghiệp hơn.

Thứ ba, nâng cao trang thiết bị cơ sở, vật chất đảm bảo điều kiện cho các hoạt động giữa đại biểu HĐND và cử tri.

Theo đánh giá chung, mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri chưa đạt được hiệu quả cao do còn thiếu điều kiện cơ sở vật chất cho các hoạt động giữa đại biểu HĐND và cử tri. Vì thế cần phải nâng cao cơ sở vật chất, cũng như tăng cường các trang thiết bị hiện đại cho hoạt động của đại biểu HĐND, như: Mỗi địa phương cần phải trang bị thêm máy tính có kết nối internet phục vụ nhu cầu tiếp nhận và xử lý thông tin cho đại biểu; cần tăng cường hơn nữa đường dây nóng kết nối giữa đại biểu HĐND với cử tri, để đại biểu có thể tiếp nhận và giải quyết kịp thời những kiến nghị của người dân; ngoài ra cần bố trí địa điểm, phòng tiếp xúc cử tri phù hợp với điều kiện địa lý từng địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả đại biểu và cử tri gặp gỡ, trao đổi ý kiến,… Đồng thời, phải bồi dưỡng kiến thức cơ bản những thao tác sử dụng các trang thiết bị thông tin hiện đại cho đội ngũ đại biểu HĐND.

Thứ tư, tăng chế độ và chính sách đãi ngộ với đại biểu HĐND.

Hiện nay, so với mặt bằng chung thu nhập của xã hội, chế độ đãi ngộ đối với mỗi đại biểu HĐND các cấp còn thấp. Trường hợp, các đại biểu HĐND không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mức phụ cấp hàng tháng của họ là không phù hợp với những nhiệm vụ họ phải đảm nhiệm. Với mức chế độ phụ cấp như hiện nay, một số đại biểu dù có tâm huyết với nghề, cũng sẽ không thể đảm bảo được cuộc sống hàng ngày để tận tâm phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của một người đại biểu. Bên cạnh đó, khi đưa ra chính sách cần phải cần có sự nghiêm túc nghiên cứu điều kiện hoạt động từng vùng, miền mỗi địa phương để lên kế hoạch và xây dựng chính sách phù hợp nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa tất cả các địa phương.

Tiểu kết Chƣơng 3

Dựa trên cơ sở lý luận cũng như thực trạng mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri, Chương 3 đã tổng kết và phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri từ đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri. Các quan điểm được đưa ra bám sát các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013.

Chương 3 đưa ra 07 nhóm giải pháp quan trọng để tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: Tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp luật về mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri; nâng cao chất lượng hoạt động bầu cử; tăng cường tiếp xúc và giữ mối liên hệ với cử tri; nâng cao chất lượng và hoàn thiện tiêu chuẩn đại biểu HĐND; phát huy vai trò cá nhân đại biểu HĐND và hoàn thiện phương thức hoạt động của đại biểu; nâng cao văn hóa pháp luật cho cử tri và tạo các điều kiện thuận lợi tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quan điểm, phương hướng, chúng ta phải cụ thể hóa và đưa vào triển khai trong thực tiễn. Đây không phải công việc dễ dàng đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài, đúng quy trình nhằm đề xuất những kiến nghị và giải pháp khả thi làm căn cứ để Đảng, Nhà nước đưa vào Nghị quyết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, ban hành luật làm cơ sơ sở cho các hoạt động trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

Mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri gắn kết giống như một sợi dây. Sợi dây đó càng bền chặt sẽ giúp đại biểu phát hiện kịp thời và phân tích những vấn đề nổi cộm của cuộc sống; tạo cơ sở cơ sở để Hội đồng nhân dân thể hiện đầy đủ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước, quyết định đúng những vấn đề quan trọng của địa phương, của đất nước và thực hiện giám sát có hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật đã có hiệu lực tại địa phương. Việc nghiên cứu về mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu HĐND với cử tri là yêu cầu cần thiết, khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, hoạt động của đại biểu HĐND và đảm bảo nguyên tắc quyền làm chủ thực sự của Nhân dân.

Trong hai nhiệm kỳ 2011 – 2016 và 2016 – 2021, với sự cố gắng từ cả hai phía đại biểu và cử tri, mối quan hệ này đang dần được nâng cao. Phía đại biểu đã khắc phục khó khăn, duy trì thường xuyên mối liên hệ với cử tri, tham dự đầy đủ các hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp, nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời, trả lời đầy đủ các yêu cầu kiến nghị của cử tri đã gửi. Đồng thời, tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, đại biểu đã phát biểu, phản ánh trung thực nguyện vọng và kiến nghị của cử tri. Về phía cử tri, đã hiểu và nhận thức được vị trí quan trọng của một cử tri, thông cảm và chủ động gắn bó với đại biểu, đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin chính xác, động viên và tạo điều kiện để đại biểu HĐND hoạt động đúng vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Để có được những kết quả trên là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng thời có sự ủng hộ của cử tri và của mọi tầng lớp nhân dân. Đại biểu HĐND biết tin ở cử tri, gần gũi cử tri, và biết dựa vào cử tri trong các hoạt động của đại biểu HĐND, cũng như hoạt động của Hội đồng nhân dân, tạo được niềm tin của cử tri và được cử tri ủng hộ.

Gần 75 năm qua, từ năm 1946 khi Hội đồng nhân dân khóa đầu tiên của nước Việt Nam mới ra đời đến nay, mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri nước ta

đã từng bước trở thành truyền thống, trở thành nếp sống văn hóa chính trị. Đại biểu HĐND và cử tri luôn đồng lòng, chung sức xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thường trực HĐND các cấp, mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, mang tính hình thức. Nhiều kiến nghị của cử tri chưa được đại biểu HĐND trả lời đầy đủ kịp thời. Ở một số hội nghị tiếp xúc cử tri, cử tri tham dự không đông, ý kiến phát biểu không nhiều, kết quả hội nghị còn hạn chế. Một trong các nguyên nhân chủ yếu do phần lớn đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm và ở một số địa phương do chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu còn hạn chế.

Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trên đã được đề cập đến. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khoa học, qua quá trình quan sát và nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri thông qua các quy định pháp luật và các hoạt động giữa đại biểu HĐND và cử tri, cụ thể: hoạt động bầu cử, hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; nhóm đề tài, cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tằng cường mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri.

Tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri không phải công việc dễ dàng đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài, đúng quy trình nhằm đề xuất những kiến nghị và giải pháp khả thi làm căn cứ để Đảng, Nhà nước đưa vào Nghị quyết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, ban hành luật làm cơ sở cho các hoạt động trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2005), Những điểm mới trong quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Mai Thị Chung (2001), Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, trong sách 55 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb Lao động, Hà Nội.

4. Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quốc Toản, Đặng Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn (2016), Hỏi đáp về luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật.

6. Trương Đắc Linh (2002), “Chuyên đề Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật”, Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý.

7. Trương Đắc Linh (2002), “Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương”, Luận án tiến sỹ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.

8. Vũ Thị Loan (2008), “Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

9. Nguyễn Hồng Lĩnh (2018), “Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

10.Nguyễn Văn Mễ (chủ biên) (2009), Vai trò của Hội đồng nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội.

11.Phan Văn Ngọc (2018), “Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

12.Nghị quyết số 735/2005/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân.

13. Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.

14. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 15. Quốc hội (2013), Luật tiếp công dân.

16. Quốc hội (2015), Luật Trưng cầu ý dân.

17. Quốc hội (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

18. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

19. Quốc hội (2015), Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, và đại biểu Hội đồng nhân dân.

20. Hoàng Thị Kim Quế - Ngô Huy Cương (đồng chủ biên) (2011), Văn hóa pháp luật – Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

21. Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2014), Phân công quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam - Lịch sử, lý luận và thực tiễn, Đề tài NCKH cấp bộ, Hà Nội.

22.http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Chinh-tri/508587/cong-bo-ket-qua-bau- cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xiii-

23.https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/nhung-ket-qua-dat-duoc-trong-hoat- dong-tiep-xuc-cu-tri-tiep-cong-dan-cua-huyen-quang-trach.htm

24.http://dangcongsan.vn/tien-toi-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-va-dai-hoi-xiii- cua-dang/tin-hoat-dong/tham-gia-tich-cuc-vao-cong-tac-chuan-bi-dai-hoi- dang-va-bau-cu-quoc-hoi-hdnd-545696.html 25.https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/30169802-tong-ket-cong- tac-bau-cu-quoc-hoi-khoa-xiv-va-hoi-dong-nhan-dan-cac-cap-nhiem-ky- 2016-2021.html 26.https://www.moha.gov.vn/baucu/tin-tuc-su-kien/de-bao-dam-ty-le-nu- trong-bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-hoi-dong-nhan-dan-25659.html

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)