Những hạn chế còn tồn tại trong mối quan hệ giữa đại biểuHĐND

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 51)

HĐND với cử tri

Ngoài những kết quả đã đạt được và qua nghiên cứu thực tiễn, trong thời gian qua mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri vẫn còn một số hạn chế, bất cập:

Thứ nhất, nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mối quan hệ với cử tri của một số đại biểu HĐND chưa đầy đủ. Công tác bố trí nhân sự trong Hội đồng nhân dân, hiệp thương, lựa chọn đại biểu HĐND chưa được đề cao. Không ít đại biểu sau khi được bầu đã không thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết với công tác, dẫn đến tình trạng lực lượng đại biểu HĐND hoạt động tại các địa phương còn thiếu và yếu.

Thứ hai, hoạt động của đại biểu còn ảnh hưởng bởi “bệnh kinh nghiệm”, chủ quan, dập khuôn và ỷ lại vào tập thể. Vì thế khi tiến hành xây dựng nghị quyết thiếu cơ sở thực tế và mang tính chung chung, không mang tính đột phá. Nhiều đại biểu còn ngại đưa ra ý kiến, bởi vậy không có đóng góp vào việc đưa ra các quyết sách chung của Hội đồng nhân dân.

Thứ ba, cơ cấu đại biểu chưa hợp lý. Một số cơ cấu, số lượng phân bổ đại biểu chưa đạt được như định hướng, nhất là tỷ lệ nữ đại biểu, tỷ lệ người ngoài Đảng, nhiều người thuộc Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử.

Thứ tư, các hoạt động tiếp xúc cử tri, bầu cử, tiếp công dân…tổ chức mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả. Đại biểu HĐND còn có tâm lý ngại va chạm, cử tri nêu ý kiến còn tránh những vấn đề nhạy cảm, chưa đi sâu vấn đề quan tâm. Mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri lỏng lẻo, đại biểu thiếu trách nhiệm với cử tri. Điều đó, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của đại biểu, của Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 51)