0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Yếu tốnăng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân và cử tri

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VỚI CỬ TRI (Trang 32 -35 )

Năng lực của đại biểu HĐND là yếu tố then chốt bảo đảm Hội đồng nhân dân hoạt động hiệu quả, thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định. Do đó, đại biểu HĐND phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn đại biểu HĐND về: phẩm chất, đạo đức và đại biểu HĐND cần phải có trình độ, năng lực để thực hiện nhiệm vụ, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Trong đó, trình độ và năng lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi đại biểu HĐND. Đó là khả năng nhận thức, phân tích, đánh giá và thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề nhất định. Đại biểu HĐND có năng lực và trình độ mới có thể gia thảo luận, chất vấn, thay mặt nhân dân nói lên kiến nghị, nguyện vọng và đóng góp ý kiến có chất lượng vào các dự án luật, báo cáo, dự thảo quan trọng,… Đại biểu HĐND phải có năng lực và trình độ thì khi tiếp xúc cử tri mới đủ khả năng trình bày, báo cáo đầy đủ, chính xác những nội dung của kỳ họp Hội đồng nhân dân; trả lời những yêu cầu, vấn đề mà cử tri

quan tâm đặt câu hỏi, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật.

Ngoài ra, tiêu chuẩn đại biểu HĐND liên quan chặt chẽ với vấn đề cơ cấu đại biểu. Trên cơ sở tiêu chuẩn, cần phải xây dựng cơ cấu hợp lý nhằm bảo đảm tính đại diện trong hệ thống cơ quan dân cử. Đồng thời, sự phân bố dân cư không đồng đều, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và địa lý – văn hóa mỗi vùng, miền cũng khác nhau. Do đó, việc xác định cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND là yếu tố cần thiết, là yêu cầu khách quan.

Bên cạnh đó, yếu tố năng lực của cử tri cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu HĐND với cử tri. Khi cử tri thiếu hiểu biết về văn hóa pháp luật, các cuộc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân diễn ra mang tính hình thức, các chính sách, chủ trương, pháp luật của nhà nước sẽ chậm đến với người dân và không đảm bảo việc giám sát của nhân dân với quá trình hoạt động của cơ quan dân cử, đặc biệt là người đại biểu dân cử. Nếu cử tri còn hạn chế về năng lực và trình độ học vấn và các vấn đề xã hội sẽ không nắm bắt được kịp thời những vấn đề nổi cộm của cuộc sống để nêu ý kiến, kiến nghị với các dự thảo cần lấy ý kiến của nhân dân và viết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Do vậy, khi năng lực, trình độ và văn hóa pháp luật của cử tri được nâng cao, thì mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu HĐND với cử tri được tăng được, tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân hoạt động chất lượng và hiệu quả hơn.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chương 1 đã nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ pháp lý giữa đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri, cụ thể: chỉ ra khái niệm đại biểu HĐND, cử tri và đặc biệt làm rõ mối quan hệ giữa cử tri và đại biểu HĐND là mối quan hệ qua lại và gắn bó một cách mật thiết, chặt chẽ và khăng khít với nhau. Trong đó, đại biểu HĐND là người được cử tri tín nhiệm, bầu ra để đại diện nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tiếp thu những ý kiến, đóng góp của nhân dân trong công cuộc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Cùng với đó, đại biểu HĐND cũng có trách nhiệm truyền đạt, giải thích cho nhân dân hiểu và thực hiện theo Hiến pháp, pháp luật, chủ trương, đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước. Vị trí, vai trò của cử tri, HĐND và đại biểu HĐND đượcquy định trong Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.Trong mối quan hệ giữa đại biểu HĐND và cử tri, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như:yếu tố chính trị; năng lực của đại biểu HĐND; vị trí địa lý; kinh tế – văn hóa – xã hội và đặc biệt là những quy định của pháp luật.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VỚI CỬ TRI

Chương này, nhóm tác giả đề tài nêu ra thực trạng mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri trong hai nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân từ năm 2011 đến năm 2021, thông qua các quy định pháp luật và các hoạt động giữa đại biểu và cử tri, cụ thể: hoạt động bầu cử, hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT), hoạt động tiếp công dân; và nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc tăng cường, nâng cao mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri để đưa ra những giải pháp khắc phục và kiến nghị phù hợp.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VỚI CỬ TRI (Trang 32 -35 )

×