Thực trạng quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 35 - 40)

Mối quan hệ giữa đại biểu HĐND và cử tri mang tính pháp lý chặt chẽ được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 tại điều 115; trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 tại Điều 94. Theo đó, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để hình thành nên mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri thì phải thông qua con đường bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015. Khi cử tri sử dụng lá phiếu của mình bầu cho người ứng cử được trúng cử làm đại biểu HĐND. Mối quan hệ này chính thức được bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất – khi người trúng cử được cơ quan dân cử cùng cấp thông qua nghị quyết công nhận “tư cách đại biểu” – và được kết thúc khi bế mạc kỳ họp cuối cùng của mỗi nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân.

Bởi vậy, các cuộc bầu cử mang tính chất pháp lý rất quan trọng, là một trong các khâu quan trọng để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Thông qua bầu cử nhân dân có thể thực hiện quyền lực của chính mình, căn cứ theo Điều 6 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định:

“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.

Việc bầu cử đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Căn cứ theo Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, độ tuổi bầu cử của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính đến ngày bầu cử được công bố là đủ mười tám tuổi trở lên. Còn độ tuổi được ứng cử đại biểu HĐND là đủ hai mươi mốt tuổi trở lên và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân; Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm (Điều 7 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015).

Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Ví dụ:Hướng dẫn số 38-HD/BTCTW ngày 31/01/2016 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, như về trình độ, chức vụ: có trình độ đại học trở lên đối với cấp tỉnh, cấp huyện; có khả năng tham gia xây dựng chính sách và tổ chức các hoạt động giám sát; có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến phân công. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ tuổi và sức khỏe theo hướng dẫn.

Căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, số lượng đại biểu HĐNDcác cấp có sự chênh lệch khác nhau đảm bảo phù hợp với đặc

thù từng địa phương. Những địa phương có dân cư đông, diện tích lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có số lượng đại biểu HĐND cao hơn các tỉnh thành phố khác.

Hiện nay, thực hiện chủ trương của Đảng, tiến tới tinh gọn bộ máy nhà nước nhằm tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, số lượng đại biểu HĐND các cấp sẽ giảm 10 – 15% số lượng đại biểu HĐND. Việc giảm số lượng đại biểu HĐND từ nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri, mà qua đó tạo điều kiện tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách vừa đảm bảo được sự tinh gọn, vừa nâng cao được chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Cụ thể, số lượng đại biểu HĐND các cấp được thể hiện tại bảng 2.1:

Đơn vị hành chính

Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân

Hiện hành Từ nhiệm kỳ 2021

– 2026

Cấp tỉnh

- Tỉnh miền núi, vùng cao: + Dưới 500.000 dân: + Từ 500.000 dân trở lên: 50 Không quá 85 50 Không quá 75

- Tỉnh không thuộc trường hợp nêu trên: + Dưới 1.000.000 dân: + Từ 1.000.000 dân trở lên: 50 Không quá 95 50 Không quá 85 Cấp huyện

- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo:

+ Dưới 40.000 dân: + Từ 40.000 dân trở lên: 30 Không quá 40 30 Không quá 35

- Huyện không thuộc trường hợp nêu trên: + Dưới 80.000 dân:

35 Không quá 40

35 Không quá 35

+ Từ 80.000 dân trở lên: - Số lượng đại biểu HĐND ở huyện có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên:

Không quá 45 Không quá 40

Cấp xã

- Xã miền núi, vùng cao và hải đảo dưới 2.000 dân (Hiện hành dưới 1.000 dân):

15 15

- Xã miền núi, vùng cao và hải đảo từ 2.000 đến dưới 3.000 dân (Hiện hành từ 1.000 đến dưới 2.000 dân):

20 19

- Xã miền núi, vùng cao và hải đảo từ 3.000 dân trở lên: + Có 3.000 dân: + Từ 3.000 dân trở lên: 25 Không quá 35 21 Không quá 30

- Xã không thuộc trường hợp nêu trên: + Dưới 5.000 dân: + Từ 5.000 dân trở lên: 25 Không quá 35 25 Không quá 30

Bảng 2.1. Số lƣợng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp [18]

Sau khi được công nhận “tư cách đại biểu” đại biểu HĐND có trách nhiệm phải thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri, tiếp xúc với cử tri đã tín nhiệm bầu ra mình. Chính bởi lẽ đó, tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại biểu HĐND. Theo Điều 94 Luật Tổ chức CQĐP 2015, và Điều 38 Nghị quyết số 735/2005/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân: đại biểu HĐND thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của Hội đồng nhân dân mình, và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu; đồng thời trực tiếp trả lời những yêu cầu kiến nghị của cử tri; sau mỗi kỳ

họp Hội đồng nhân dân, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động tiếp xúc cử tri đã được quy định ở nhiều văn bản pháp luật như: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, nhưng đến nay quy trình tiếp xúc cử tri vẫn chưa có một chế định cụ thể xác lập một quy trình rõ ràng, thống nhất. Điều đó dẫn đến cách thức thực hiện khác nhau ở các địa phương, vì thế, hiệu quả thực hiện không có sự đồng nhất. Bởi vậy, đòi hỏi phải có một quy trình thống nhất và bảo đảm tính khoa học để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.

Hiện nay, theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026 trước đó đã thí điểm tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tại những phường nơi thực hiện thí điểm, đội đồng nhân dân phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 – 2021 kết thúc, Ủy ban nhân dân phường về tiếp tục hoạt động cho đến khi Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ mới 2021 – 2026 được thành lập. Khi không tổ chức cơ quan dân cử tại một số phường ở địa phương đòi hỏi phải tăng trách nhiệm của cơ quan dân cử cấp trên trực tiếp đó là Hội đồng nhân dân quận và tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, dù không tổ chức Hội đồng nhân dân tại phường thì phải tăng chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Tổ đại biểu; nhằm đảm bảo nắm bắt và xử lý kịp thời những vấn đề mà cử tri tại địa phương quan tâm kiến nghị và giám sát việc thực hiện pháp luật tại địa phương.

Bên cạnh hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND phải có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 95 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015). Căn cứ Điều 47 Nghị quyết số 735/2005/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân quy định “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi đại biểu Hội đồng nhân dân công tác có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu có thời gian tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố

cáo, kiến nghị của công dân”. Cũng như hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của công dân; giải thích, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho công dân; hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngoài các hoạt động được quy định trực tiếp tại Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật liên quan ở trên, đại biểu HĐND phải chủ động thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri, gắn bó chặt chẽ với cử tri, thông qua nhiều hình thức khác như: tổ chức gặp riêng, hỏi thăm, tìm hiểu cuộc sống của cử tri thông qua các phương tiện thông tin truyền thông. Thông qua các hoạt động này, đại biểu HĐND nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến, kiến nghị của nhân dân và xem xét, đề nghị cơ quan quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời cử tri. Khi công tác này được làm tốt, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND, thể hiện được vai trò của người đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)