Chất lượng và tiêu chuẩn đại biểu HĐND là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và trong việc duy trì mối quan hệ với cử tri nói riêng. Đó là khả năng nhận thức, phân tích, đánh giá và thể hiện quan điểm, chính kiến của đại biểu HĐND về những vấn đề nhất định. Đại biểu HĐND có năng lực và trình độ mới có thể gia thảo luận, chất vấn, thay mặt nhân dân nói lên kiến nghị, nguyện vọng và đóng góp ý kiến có chất lượng vào các dự án luật, báo cáo, dự thảo quan trọng,… Bên cạnh đó, đại biểu HĐND phải có năng lực và trình độ thì khi tiếp xúc cử tri mới đủ khả năng trình bày, báo cáo đầy đủ, chính xác những nội dung kỳ họp Hội đồng nhân dân; trả lời những yêu cầu, vấn đề mà cử tri quan tâm đặt câu hỏi, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật.
Vì vậy để nâng cao chất lượng và hoàn thiện tiêu chuẩn đại biểu HĐND cần phải:
Thứ nhất,tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt động cho đại biểu HĐND. Nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức pháp luật, đặc biệt là các kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn người đại biểu. Để làm tốt công tác nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho đại biểu, cần chú trọng đến các vấn đề:
Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt động cho đại biểu HĐND. Trước đây, chúng ta mới chỉ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị, về bộ máy nhà nước, về pháp luật và xây dựng văn bản pháp luật…mà chưa đi sâu vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ của đại biểu HĐND mỗi cấp, cho nên chất lượng và hiệu quả đạt được chưa cao. Bởi vậy, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải đổi mới theo hướng xây dựng chuyên sâu phù hợp với từng nhóm đại biểu của từng đơn vị, địa phương mà đại biểu đại diện.
Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND phải diễn ra thường xuyên. Với những đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm, một số đại biểu lần đầu tham gia Hội đồng nhân dân, thậm chí có nhiều đại biểu chưa từng kinh qua vị trí quản lý, nên việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động cho đại biểu HĐND là cần thiết. Hình thức bồi dưỡng đa dạng như: Hội thảo, tập huấn theo chuyên đề, liên kết các Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn tại địa phương mở các lớp “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đại biểu HĐND”,… Nội dung tập huấn, bồi dưỡng cần chú trọng đến các kỹ năng thẩm tra, giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri, phát biểu ý kiến; nhằm trang bị cho đại biểu phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến những hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân. Đồng thời, khuyến khích đại biểuHĐND tự học, trau dồi kiến thức pháp luật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, Luật sư, Luật gia tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Hình thành đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia pháp luật, các nhà quản lý am hiểu thực tiễn áp dụng và thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý, điều hành Hội đồng nhân dân, và coi đây là đội ngũ quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng pháp luật, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND.
Ngoài ra, Thường trực Hội đồng nhân dân cần tăng cường tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho các đại biểu HĐND. Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế là cách thức tiếp cận vấn đề trọng tâm nhất cho mỗi đại biểu HĐND. Ngoài việc trao đổi, giao lưu tại địa phương, phải tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân mình với các địa phương khác.
Thứ hai, bên cạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND, cần phải quan tâm xây dựng đội ngũ tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân đảm bảo theo cơ chế tinh gọn, chất lượng và ổn định. Theo tinh thần Nghị quyết số 580/2018/NQ-UBTVQH14 ngày 04/10/2018, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tổng kết thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh, cùng với đó đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất mô hình Văn phòng phục vụ Hội đồng nhân dân Tỉnh trên phạm vi toàn quốc để các địa phương có căn cứ thực hiện.
Thứ ba, xây dựng tiêu chí chấm điểm đại biểu. Cần xây dựng khung đánh giá chất lượng hoạt động đối với đại biểu không chuyên trách và chuyên trách. Trong đó, xem xét, nghiên cứu những quy định cụ thể về khung thời gian tối thiểu cần phải thực hiện các hoạt động của đại biểu, đặc biệt việc tham gia hoạt động của đại biểu chuyên trách và không chuyên trách tại các cấp theo luật định. Từ khung đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu, tạo cơ sở xây dựng tiêu chí chấm điểm đánh giá năng lực cho công tác quy hoạch, bồi dưỡng và phát hiện nhân tố có đủ tư cách, năng lực, phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ người đại biểu dân cử.
Thứ tư, cần đặc biệt chú ý tiêu chuẩn của đại biểu “có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân”. Để lựa chọn được người vừa có năng lực thực sự, vừa có tố chất làm đại biểu đòi hỏi cơ quan địa phương và bản thân người thực hiện công tác cán bộ phải có tài năng, đức độ, chuẩn xác trong cách nhận định, đánh giá đại biểu. Đó
là cơ sở cho việc quy hoạch, bồi dưỡng và sử dụng đại biểu lâu dài và xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên.
Trong cơ cấu đại biểu HĐND cần có một tỷ lệ thích hợp số đại biểu có trình độ kiến thức về luật pháp, song song với đó, cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng đại biểu HĐND. Thực tế cho thấy, do đặt nặng vấn đề cơ cấu cho nên nhiều đại biểu có đạo đức, phẩm chất tốt, phù hợp cơ cấu nhưng lại thiếu năng lực đóng góp vào những hoạt động chung của Hội đồng nhân dân và hoạt động giám sát, trong khi đó lại bỏ sót nhiều người có cả năng lực và phẩm chất.
Sau khi được bầu là đại biểu HĐND, cần phải thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, các văn bản liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân; đồng thời xây dựng quy chế hoạt động cho đại biểu. Thường trực HĐND cần phải chỉ đạo đến các cơ quan chuyên môn cung cấp cho đại biểu HĐND những tài liệu về kỹ năng thực hiện nhiệm vụ khi là đại biểu, đặc biệt chú trọng tài liệu về kỹ năng giám sát.
3.2.5. Phát huy vaitrò cá nhân đại biểu HĐND và hoàn thiện phương thức hoạt động của đại biểu
Vai trò cá nhân của đại biểu HĐND là hết sức quan trọng: đại biểu tự mình nhận thức, tích cực nghiên cứu, thảo luận và cùng với tập thể Hội đồng nhân dânquyết định các vấn đề theo thẩm quyền, không ai có thể làm nhiệm vụđó thayđại biểu. Vì vậy, để phát huy được vai trò tích cực của cá nhân đại biểu HĐND và hoàn thiện phương thức hoạt động của đại biểu trong hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, có ý kiến chất vấn với các cơ quan liên quan hoặc kiến nghị với Thường trực, các ban HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục khi phát hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc; có thể thực hiện một số giải pháp như:
Thứ nhất,đại biểu HĐND cần chủ động học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định; tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND; thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ để kiến nghị biện pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời, giúp Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của đại biểu HĐND.
Hằng năm, mỗi đại biểu HĐND phải tự xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm và báo cáo với Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp biết để theo dõi, giám sát việc thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Mặt khác, hằng năm Thường trực HĐND cần tổ chức đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động, có động viên khen thưởng kịp thời đại biểu HĐND hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làm được như vậy thì trách nhiệm của đại biểu mới nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND các cấp.
Thứ ba, tăng cường hoạt động giám sát.
Giám sát là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng nhân dân, là hoạt động thường xuyên của đại biểu dân cử, của các Ban, Thường trực HĐND. Để tăng cường hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu. Để làm tốt hoạt động động này mỗi đại biểu cần phải dành thời gian nghiên cứu các quy định của pháp luật, nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, nắm rõ nội dung Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đã ban hành tại các kỳ họp. Sau khi nghiên cứu, đại biểu trao đổi với các thành viên Tổ đại biểu, lên kế hoạch chuẩn bị câu hỏi chất vấn đúng thực tế, có trọng tâm.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài việc xem xét thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu phải nghiên cứu, hiểu quy trình soạn thảo và ban hành đối với các quy định hiện hành để thực hiện giám sát. Để kịp thời phát hiện và xử lý các dấu hiệu vi phạm văn bản quy phạm pháp luật.