Nâng cao chất lượng hoạt động bầu cử

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 60 - 63)

Việc bầu cử đại biểu HĐND ở nước ta là quá trình các cử tri đưa ra quyết định của họ theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra những đại biểu đại diện cho mình nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền địa phương trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Hoạt động bầu cử thể hiện rõ ý chí của nhân dân qua những lá phiếu bình chọn. Hiện nay hoạt động bầu cử còn nhiều lỗ hổng không còn được khách quan cũng như chưa thể hoàn thành tốt các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử. Vì vậy, để hoạt đồng bầu cử có thể bầu cử được những đại biểu sáng giá đứng trong cơ quan chính trị của Đảng và nhà nước, cần phải:

Thứ nhất, tách cuộc bầu cử đại biểu HĐND với bầu cử đại biểu Quốc hội. Tổ chức đồng thời bầu cử đại biểu HĐND các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội được thực hiện từ năm 2011. Tuy được tổ chức cùng thời điểm nhưng tính chất của hai cuộc bầu cử này là hoàn toàn khác nhau. Bầu cử đại biểu Quốc hội mang tính chất là một cuộc tổng tuyển cử phạm vi toàn quốc, xác lập ý chí chung toàn dân. Trong khi đó, bầu cử đại biểu HĐND các cấp mang tính địa phương và giới hạn trong phạm vi từng địa phương. Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương. Bởi vậy, không nhất thiết các địa phương trong cả nước bầu cử đại biểu HĐND trong cùng một

ngày mà nên trao quyền tự quyết định ngày bầu cử riêng cho từng địa phương. [11]

Thứ hai, đổi mới nhận thức về hoạt động bầu cử.

Thực tế cho thấy hoạt động bầu cử chưa đi sâu vào nhận thức của mỗi người dân. Nâng cao nhận thức của người dân về bầu cử để người dân có cơ hội và có khả năng tham gia bầu cử một cách thực chất. Trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm chính trị của người dân là điều kiện để tổ chức bầu cử dân chủ. Để làm được điều này, đòi hỏi phải xây dựng được chương trình quốc gia về phổ biến kiến thức bầu cử và kết hợp công tác phổ biến kiến thức thông qua các hình thức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với chương trình giáo dục công dân ở cấp Trung học phổ thông.

Thứ ba, cần chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bầu cử và đa dạng hóa các hình thức bỏ phiếu.

Trước mắt, nên áp dụng hình thức bỏ phiếu bằng cách gửi thư. Khi điều kiện cho phép, nên nghiên cứu để áp dụng việc bỏ phiếu thông qua bằng thẻ công dân, qua internet (email, trang web…). Khi mở rộng như vậy, cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc bỏ phiếu. Việc mở rộng các hình thức bỏ phiếu sẽ có tác dụng: Tạo nhiều “kênh” để công dân lựa chọn, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, công sức cho họ; hạn chế việc bầu hộ, một hiện tượng phổ biến trong bầu cử hiện nay.

Bên cạnh đó, cùng với các biện pháp khác như tổ chức bầu cử tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại một số nước có nhiều công dân Việt Nam sinh sống, thực hiện các biện pháp đó là phù hợp với xu thế và thực tiễn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Thứ tư, hoàn thiện về đơn vị bầu cử.

Pháp luật bầu cử cần tạo ra cơ chế rõ ràng về chế độ trách nhiệm của các thiết chế đại diện với cử tri. Đơn vị bầu cử ở nước ta được thiết kế theo mô hình đơn vị bầu cử nhiều đại diện và việc phân vạch “bám” theo đơn vị hành chính. Do vậy, trong tương lai cần nghiên cứu để chuyển đổi từ đơn vị bầu cử nhiều đại diện hiện nay sang mô hình đơn vị bầu cử một đại diện. Mà cốt lõi

của vấn đề này là HĐND phải bao gồm các đại biểu được bầu từ đơn vị bầu cử một đại diện. Pháp luật về bầu cử tiến bộ cần phản ánh hợp lý tính đại diện trên cơ sở tôn trọng ý chí của nhân dân, đây là vấn đề mang tính nền tảng cho tổ chức và hoạt động của HĐND. Pháp luật bầu cử cần được thiết kế sao cho kết quả bầu cử phải phản ánh tính đại diện, cơ quan dân cử là “hình ảnh thu nhỏ” của nhân dân trong địa dư bầu cử. Do vậy, đổi mới pháp luật bầu cử theo hướng tính đại diện được bảo đảm hợp lý ở cả hai tiêu chí: theo địa phương và theo các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các ngành, các khối, điều quan trọng là tính đại diện phải thực chất hơn.

Thứ năm, đổi mới phương pháp xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND. Cụ thể, cần xem xét một số vấn đề: thay đổi cách thức lựa chọn từ việc cử tri gạch tên những người không tín nhiệm thành cử tri đánh dấu (chọn) người mà mình tín nhiệm; phiếu bầu cần phản ánh những thông tin tổng hợp về ứng cử viên; tăng cường hướng dẫn về cách thức lựa chọn trên phiếu bầu đối với cử tri, mặt khác không nên coi phiếu bầu viết thêm tên người ngoài danh sách là phiếu không hợp lệ; bổ sung về việc phân loại phiếu bầu theo hướng quy định chặt chẽ.

Thứ sáu, hoàn thiện các tổ chức phụ trách bầu cử và việc quản trị bầu cử đại biểu HĐND.

Tăng tính minh bạch trong bầu cử là yêu cầu của tăng cường pháp chế. Cần pháp điển hóa các văn bản về hướng dẫn bầu cử. Thực tế, những văn bản này được áp dụng như những quy định của pháp luật bầu cử. Do vậy, để bảo đảm pháp chế, tính toàn vẹn của pháp luật bầu cử, nên hệ thống hóa chặt chẽ công khai, minh bạch các văn bản và nên pháp điển hóa các văn bản đó vào các đạo luật bầu cử.

Nâng cao vai trò của tư pháp trong bầu cử đại biểu HĐND. Hiện nay, pháp luật bầu cử ở nước ta quy định Tòa án giải quyết duy nhất đối với một loại tranh chấp: cử tri không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri (hoặc cơ quan này không giải quyết khiếu nại), tiếp tục khiếu nại đến Tòa án. Quy định như vậy là cần thiết, nhưng chưa đủ. Hoàn thiện pháp

luật về bầu cử cần đặc biệt quan tâm tới việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án có quyền giải quyết những khiếu nại liên quan đến bầu cử, như: quy trình hiệp thương, quyền tự ứng cử của công dân.

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 60 - 63)