Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 29)

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật nói chung và mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri nói riêng.

Một đất nước có nền chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động thực thi chính sách, pháp luật và củng cố được niềm tin của người dân. Ngược lại, khi đất nước bất ổn về chính trị sẽ khiến người dân hoang mang, lo lắng và dẫn đến mối quan hệ giữa đại biểu dân cử và cử tri không bền chặt, hoạt động kém hiệu quả.

Đặc biệt, hiện nay, trong các văn kiện của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm và chỉ đạo sâu sát đối với việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chính trị cũng như hiểu biết pháp luật cho đại biểu HĐND, cử tri và nhân dân trong cả nước, đề cao vai trò của người đại biểu HĐND,khuyến khích cử tri thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, như: Nghị định số 54/2018/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thế, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; từng nhiệm kỳ và ở mỗi địa phương Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về các đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân mình,…

Từ những chủ trương, chính sách trên góp phần xây dựng tổ chức Đảng “trong sạch, vững mạnh”, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; giúp mỗi đại biểu HĐND nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò của một người đại biểu, giữ được uy tín với cử tri và tạo niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước và qua đó tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri.

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)