Quan điểm về tăng cƣờng quan hệpháp lý giữa đại biểuHĐND với cử

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 54 - 56)

3.1. Quan điểm về tăng cƣờng quan hệpháp lý giữa đại biểu HĐND với cử tri cử tri

Thứ nhất, tăng cườngquan hệ pháp lý giữa đại biểu HĐND với cử tri nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, và Đảng ta cũng khẳng định “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Điều đó chỉ có được trên cơ sở phát huy quyền dân chủ thực sự của nhân dân và chủ yếu được đảm bảo thông qua cơ quan đại diện của nhân dân là Hội đồng nhân dân, trong đó đội ngũ đại biểu HĐND giữ vị trí quan trọng.

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi mỗi một người cán bộ cơ sở, mỗi đại biểu HĐND phải tự mình trang bị kiến thức toàn diện về chính trị, pháp lý, quản lý nhà nước, các nghiệp vụ chuyên môn, và cả các kỹ năng, phương án quản lý. Đặc biệt, trong các văn kiện đại hội của Đảng cũng đã chỉ ra, đại biểu HĐND là tế bào cấu thành bộ máy nhà nước ở địa phương, và là những người tiếp xúc, có mối liên hệ chặt chẽ, sâu sát với nhân dân. Vì vậy, họ phải không ngừng được đào tạo, học tập để xứng đáng đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đại biểu HĐND với chức năng, nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế những năm qua, hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng như mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, có đổi mới nhưng chưa tạo được bước đột phá. Cả đại biểu HĐND và cử tri đều chưa phát huy hết vai trò, vị trí, quyền hạn của mình. Cho nên việc nâng cao

chất lượng mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri trên cả phương diện luật thực định và cả trong tổ chức thực tiễn là hết sức cần thiết.

Thứ hai, tăng cường quan hệ pháp lý giữa đại biểu HĐND với cử tri góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định về cấp chính quyền địa phương. Sự gắn bó mật thiết giữa đại biểu HĐND với cử tri là cầu nối thông suốt giữa nhân dân và chính quyền của nhân dân. Đặc biệt, không nên coi nặng vấn đề cơ cấu tổ chức mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết với hoạt động của Hội đồng nhân dân và ý thức trách nhiệm của đại biểu.

Thứ ba, tăng cường quan hệ pháp lý giữa đại biểu HĐND với cử tri đảm bảo phải tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của đại biểu HĐND.

Hội đồng nhân dân ở nước ta hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số; phát huy tinh thần, vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND, thành viên Thường trực HĐND, các Ban của HĐND; đề cao quyền và nghĩa vụ của Nhân dân. Cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ để đảm bảo ba yếu tố trên trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ tham nhũng, hách dịch, cửa quyền phát triển. Việc tăng cường mối quan hệ đại biểu HĐND và cử tri đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quan điểm, phương hướng trên, chúng ta phải cụ thể hóa và đưa vào triển khai trong thực tiễn. Đây không phải công việc dễ dàng đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài, đúng quy trình nhằm đề xuất những kiến nghị và giải pháp khả thi làm căn cứ để Đảng, Nhà nước đưa vào Nghị quyết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, ban hành luật làm cơ sở cho các hoạt động trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 54 - 56)