Các yếu tố về kinh tế – xã hội cũng có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri. Địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội ổn định và phát triển thì cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của đại biểu và cử tri được đảm bảo, đầy đủ. Bởi hoạt động của Hội đồng nhân dân mang tính đặc thù, khi các khoản chi đều phục vụ cho các nội dung liên quan đến: phục vụ kỳ họp, hỗ trợ tổ chức và phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri, kinh phí cho công tác tiếp dân,…ở mỗi địa phương nội dung chi, định mức chi khác nhau phù hợp điều kiện kinh tế của từng vùng.
Hiện nay, Chính phủ đã trao cho một số địa phương tùy thuộc vào điều kiện thực tế để xây dựng chế độ quỹ lương, mức hoạt động phí và các chính sách hỗ trợ cho đại biểu HĐND theo quy định tại Điều 103 và điều 126 của Luật Tổ chức CQĐP năm 2015. Chính vì thế, khi tạo được điều kiện kinh tế - xã hội tốt thì chất lượng và hiệu quả thực hiện các hoạt động của đại biểu HĐND với cử tri cũng sẽ tốt hơn. Căn cứ Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản pháp luật liên quan, mức hoạt động phí của đại biểu HĐND từ ngày 01/7/2019 đến ngày 01/7/2020, được thể hiện trong bảng dưới đây:
Đơn vị: đồng/tháng. Đối tƣợng Hệ số Mức hoạt động phí đến 30/6/2020 Mức hoạt động phí từ 01/7/2020 Đại biểu HĐND cấp xã 0,3 mức lương cơ sở 447.000 480.000 Đại biểu HĐND cấp huyện 0,4 mức lương cơ sở 596.000 640.000 Đại biểu HĐND cấp tỉnh 0,5 mức lương cơ sở 745.000 800.000
Bên cạnh đó, cần phải có sự hỗ trợ về các phương tiện, trang thiết bị hoạt động; cũng như cần phải có một đội ngũ chuyên gia tư vấn cho đại biểu HĐND trong các hoạt động của Hội đồng nhân dân, và hoạt động của đại biểu HĐND. Khi Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 bắt đầu có hiệu lực, các điều kiện nhằm đảm bảo về kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của đại biểu và cho việc duy trì mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri được chú ý hơn.
Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri, ngoài quan tâm, đảm bảo đời sống cho đại biểu, rất cần phải chú trọng chăm lo đời sống cho cử tri. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc đã khẳng định: cần phải chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.