Mối quan hệ giữa đại biểuHĐND với cử tri qua hoạt động bầu cử

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 41 - 46)

cử

Trong hai nhiệm kỳ 2011 – 2016 và 2016 – 2021, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu HĐND các cấp được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phối hợp thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, đảm bảo đúng quy trình pháp luật; cuộc bầu cử diễn ta trong tình hình an ninh ổn định, trật tự và an toàn xã hội được đảm bảo, không xảy ra các tình huống bất thường. Trước ngày bầu cử, mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri được xây dựng dựa trên hội nghị cử tri. Trong hội nghị cử tri, cử tri và người ứng cử vào vị trí đại biểu HĐND trao đổi, đối thoại trực tiếp thẳng thắn, mang tính xây dựng. Thông qua đó, tạo cơ sở để cử tri có thể lựa chọn và bầu được những đại biểu có đức, có tài đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Tuy nhiên, do các yếu tố từ vị trí địa lý– văn hóa, kinh tế– xã hội giữa các vùng của mỗi địa phương có sự chênh lệch khác nhau, tác động trực tiếp đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho cuộc bầu cử và việc tổ chức hội nghị cử tri để vận động bầu cử giữa các nơi vẫn chưa được thực hiện thống nhất, có địa phương tổ chức ít, có địa phương lại tổ chức quá nhiều hội nghị cử tri gây áp lực tâm lý cho chính người ứng cử. Ngoài ra, quá trình phân bổ cơ cấu và thực tế việc giới thiệu ứng cử viên theo cơ cấu còn có nhiều bất cập. Khi phân bổ cơ cấu về các địa phương thường có dự kiến các cơ cấu kết hợp bao gồm: dân tộc, nữ, trẻ tuổi, tái cử và ngoài Đảng. Nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp đại biểu được giới thiệu để gánh từ hai đến ba cơ cấu, có trường hợp cá biệt phải gánh cả 4 cơ cấu. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của đại biểu cũng như quan mà đại biểu tham gia.

Theo số liệu thống kê, nhiệm kỳ 2011 – 2016 nước ta có tổng số 62.269.173 cử tri, số cử tri đi bầu 61.965.615 đạt tỷ lệ 99,51% và có 472.528 ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp để bầu ra 306.068 người đủ tiêu chuẩn trở thành đại biểu HĐND các cấp. Trong đó, các tỉnh có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt cao là: Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn đạt 99,99%; tỉnh có tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất là Bắc Ninh đạt 94,22%. Cuộc bầu cử kết thúc cho kết quả số

lượng đại biểu HĐND từng cấp trong cả nước được bầu như sau: Cấp tỉnh 3.821 đại biểu, thiếu 08 đại biểu; cấp huyện 21.077 đại biểu, thiếu 47 đại biểu; cấp xã 278.758 đại biểu, thiếu 2.962 đại biểu. [22]

Đến nhiệm kỳ 2016 – 2021, cả nước có 8.789 đơn vị bầu cử tại 63 tỉnh, thành phố và có 67.485.482 cử tri, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 cử tri, đạt tỷ lệ 99,35%. Nhằm bầu ra 321.392 đại biểu HĐND các cấp có đủ năng lực, trình độ, trách nhiệm để đảm nhiệm vị trí là người đại diện cho nhân dân. Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban bầu cử đã thận trọng xem xét, xác nhận tư cách đại biểu, có biểu quyết bằng phiếu, kết quả công nhận cả nước có 3.907 đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là 25.180 đại biểu HĐND, còn cấp xã chiếm 292.305 đại biểu HĐND được công nhận đủ tư cách đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021.[25]

Từ số liệu trên cho thấy, tổng số lượng cử tri và cả số cử tri tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 tăng cao hơn nhiệm kỳ trước. Đồng thời số lượng đại biểu HĐND các cấp cũng được tăng lên, đặc biệt ở cấp huyện tăng 4.103 đại biểu HĐND so với nhiệm kỳ 2011 – 2016. Cùng với đó, thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2016 đặt ra chỉ tiêu ít nhất 35% đại biểu Quốc hội và HĐND là nữ trong nhiệm kỳ năm 2011 – 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ tham gia cũng cách chỉ tiêu khá xa, cụ thể: tỷ lệ nữ trong số những người được bầu cử HĐND tại cấp tỉnh là 25,7%, cấp huyện là 24,6% và ở cấp cơ sở là 27,7%. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND có tăng so với nhiệm kỳ trước nhưng so với mục tiêu Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vẫn còn một khoảng cách khá lớn. [26]

Thành công của cuộc bầu cử thể hiện sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện và kịp thời của Bộ Chính trị và các cấp ủy Đảng từ bước triển khai, chuẩn vị bầu cử, và sự tham gia tích cực, phát huy được tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân của cử tri cả nước. Đồng thời phát huy được vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên trong việc vận động nhân dân tham gia

vào hoạt động bầu cử, thực hiện các bước trong công tác hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

Bên cạnh đó, sự thành công của hoạt động bầu cử hai nhiệm kỳ qua, đặc biệt nhiệm kỳ 2016 – 2021 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND năm 2015 và các Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Tạo tiền đề để tiếp tục củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong các nhiệm kỳ mới.

2.2.2.Mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri thông qua hoạt độngtiếp xúc cử tri

Mối quan hệ giữa đại biểu Hội đồng nhân với cử tri thực chất là việc đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để phản ánh với Hội đồng nhân dân và nắm bắt thông tin phục vụ cho hoạt động đại biểu của mình. Bởi vậy mối quan hệ này không chỉ đơn thuần là sẽ tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp, mà đó là mối quan hệ được xây dựng dựa trên nền tảng những cơ sở pháp lý quan trọng được ghi nhận tại những điều luật của Hiến pháp năm 2013, trong các điều luật của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp chủ yếu tập trung tổ chức vào trước kỳ họp. Các đại biểu mới thực hiện tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu ra mình theo sự phân công của Tổ đại biểu. Hình thức tiếp xúc cử tri là tiếp xúc chung theo các Tổ đại biểu; sau đó, tổng hợp phân loại lại các ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi đến các kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Qua theo dõi thực tế, công tác tiếp xúc cử tri ở tất cả các cấp còn nhiều bất cập, các cuộc tiếp xúc cử tri chưa thực sự sâu rộng; chương trình, thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri chưa được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân nắm bắt tham gia; thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri chủ yếu là những đại cử tri. Việc tiếp xúc cử tri tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như tại khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên còn gặp nhiều trở ngại vì tỷ lệ hộ

nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri và phương tiện hỗ trợ đại biểu đến địa điểm tiếp xúc cử tri còn thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt, tại các vùng trên tập trung đa số là những dân tộc thiểu số, sự khác biệt về nền văn hóa và sự chênh lệch về trình độ học vấn dẫn đến trình độ hiểu biết pháp luật về quyền lợi, trách nhiệm của người dân về hoạt động tiếp xúc cử tri còn hạn chế.

Hình thức tiếp xúc cử tri tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, theo nhóm đối tượng chưa được mở rộng. Đại biểu HĐND có chủ động gặp gỡ tiếp xúc, đối thoại để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề đại biểu quan tâm nhưng chưa được sự hưởng ứng tham gia từ các đại biểu khác cũng như sự quan tâm cử tri nên các cuộc tiếp xúc cử tri diễn ra còn hạn chế. Nội dung các cuộc tiếp xúc còn nghèo nàn, các cuộc tranh luận, đối thoại mang tính hình thức, dễ dẫn đến nhàm chán và không hiệu quả.

Qua khảo sát trung bình một năm tại mỗi địa phương tổ chức 02 đợt tiếp xúc cử tri trước khi tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp; ngoài ra, một số địa phương có ghi nhận nhiều bức xúc của người dân thì số lượng cuộc tiếp xúc cử tri nhiều hơn, nhằm kịp thời ghi nhận những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và của Nhân dân trên địa bàn quản lý.

Thực tế cho thấy, nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân 2016 – 2021, công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được thực hiện nghiêm túc, tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri. Cụ thể, trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019 đã tổ chức được 380 lượt đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri, ở quận/huyện/thị xã là 4.516 lượt và riêng tại xã/phường/thị trấn là 22.000 lượt tiếp xúc cử tri. Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức thành công, chất lượng 03 phiên giải trình của Thường trực HĐND Thành phố. Theo đó, hoạt động tiếp xúc cử tri, chất vấn, tái chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp năm 2019 đã có nhiều đổi mới theo hướng dân chủ, công khai, hiệu quả, chất lượng hơn, góp phần phát huy được tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết, xây dựng của đại biểu.[24]

Cùng với đó, tại huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, từ đầu nhiệm kỳ năm 2016 đến nay, đại biểu HĐND huyện đã phối hợp với Thường trực

HĐND thực hiện tốt các công tác tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp. Cụ thể: Năm 2017, Hội đồng nhân dân huyện đã tiếp xúc 21 buổi với 1.557 cử tri tham gia, có 124 lượt ý kiến. Năm 2018, tổ chức 21 buổi TXCT với 2.218 cử tri tham gia và có 104 lượt ý kiến. Năm 2019, Hội đồng nhân dân huyện tổ chức được 14 buổi TXCT với 704 cử tri tham gia và có 55 lượt ý kiến. [23]

Hầu hết các đại biểu Hội đồng nhân dân đã tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo, bằng nhiều hình thức, liên hệ thường xuyên với cử tri, đi sâu vào những vấn đề, lĩnh vực mà cử tri quan tâm, cùng với các cơ quan chức năng đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Mặc dù vậy, các đại biểu HĐND mới chỉ dành thời gian triển khai khá tốt hình thức tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân; mà chưa thực sự chủ động, chưa đầu tư thích đáng về thời gian, công sức cho việc tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc hoặc gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân, nhóm cử tri. Vai trò, trách nhiệm cá nhân đại biểu HĐND trong hoạt động tiếp xúc cử tri chưa được phát triển mạnh mẽ.

Về phía cử tri ở địa phương, phần lớn cử tri đã có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức chấp hành các quy định của hội nghị tiếp xúc cử tri và cũng có nhiều cử tri tâm huyết đã dành thời gian theo dõi hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu HĐND, tích cực tham gia đóng góp nhiều kiến nghị và giải pháp. Nhưng việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cử tri còn những hạn chế nhất định, mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri chưa được thực sự gắn bó. Hầu hết các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND được thực hiện theo chế độ hội nghị và trong giờ hành chính, cho nên nhiều cử tri là nông dân, sinh viên, cán bộ, công chức có thời gian và điều kiện tiếp xúc nhưng lại không bố trí để tiếp xúc được với đại biểu HĐND. Cùng với đó, về quyền của cử tri, do ít được thông báo kịp thời, rộng rãi về kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND nên có nhiều cử tri tuy có điều kiện và quan tâm nhưng không được tiếp xúc với đại biểu HĐND.

Qua hoạt động tiếp xúc cử tri trong hai nhiệm kỳ từ năm 2011 – 2021, nhiều vấn đề được tiếp thu, trả lời và giải quyết thấu đáo; có vấn đề giải quyết

còn chậm, kết quả chưa rõ ràng, chưa thỏa mãn được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri. Dẫn đến thực tiễn TXCT những lần đầu tiên cử tri tham dự nhiều, số lượt ý kiến, kiến nghị cũng nhiều, nhưng càng về sau càng giảm. Việc một số đại biểu HĐND chưa làm tròn trách nhiệm, giữ chữ “tín” với cử tri đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của cử tri đối với đại biểu mình đã bầu cử ra và với hoạt động của cả Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp lý giữa đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)