để bảo vệ hiệu quả
N.
ăm 2017, Techcombank đã thực hiện tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Basel để chuẩn hóa các quy định về an toàn hoạt động theo khuôn khổ Basel II. Để có thể tính toán chính xác, áp dụng vào công tác quản trị và nhằm tối ưu hóa nguồn vốn của Ngân hàng, Techcombank cũng hoàn thiện các công tác chuẩn hóa quy trình, hệ thống hóa và thu thập bổ sung dữ liệu, tự động hóa báo cáo.
Nhằm quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, Techcombank cũng đã tập trung phát triển và vận hành hiệu quả mô hình đánh giá khách hàng cá nhân. Mô hình xếp hạng khách hàng cá nhân đã có bước tiến vượt trội khi chuyển từ việc đánh giá theo sản phẩm tín dụng sang đánh giá theo khách hàng. Việc chuyển đổi này giúp Techcombank xây dựng hiệu quả các chương trình bán chéo (cross-sale), bán thêm, phê duyệt trước (pre-approve) và giữ chân khách hàng giao dịch lâu dài với Techcombank.
Bên cạnh đó, Techcombank đang tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình đánh giá tổn thất khi khách hàng mất khả năng thanh toán (LGD) cho phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Mô hình LGD được xây dựng trên cơ sở giá trị thực của tài sản bảo đảm, thay vì giá trị thị trường để giảm thiểu rủi ro do biến động của thị trường.
Cũng trong năm 2017, Techcombank tiếp tục thực hiện các tiểu dự án để tự hoàn thiện hệ thống công nghệ và cơ sở dữ liệu, hệ thống quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ để tự động hóa và chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuân thủ sớm các quy định về an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước trong
Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Techcombank cũng đã có các kế hoạch và lộ trình để thực hiện các công việc chuẩn bị cho tuân thủ thông tư quy định về hệ thống kiểm toán kiểm soát nội bộ và ICAAP (trụ cột 2 của Basel II) mà Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình soạn thảo.
GIÁ TRỊ CỦA SỰ VỮNG BỀN
QUẢN TRỊ RỦI RO (tiếp theo)
BÊN CẠNH MỤC TIÊU TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC, TECHCOMBANK ĐẶT MỤC TIÊU CAO HƠN ĐÓ LÀ THỰC HIỆN TUÂN THỦ BASEL II THEO PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO, HƯỚNG GẦN TỚI ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ RỦI RO. ĐÂY LÀ MỘT MỤC TIÊU THAM VỌNG NHƯNG KHẢ THI, NẰM TRONG KHẢ NĂNG CỦA TECHCOMBANK.
Ngoài ra, trong năm qua, Dự án Mô hình Kho dữ liệu phục vụ Quản trị Rủi ro (Risk Datamart) bắt đầu được triển khai nhằm chuẩn hóa về mặt dữ liệu rủi ro, tạo nguồn dữ liệu tin cậy thống nhất và cung cấp các công cụ tự động hóa hỗ trợ cho hệ thống các báo cáo quản lý rủi ro, báo cáo đánh giá về vốn và tài sản giúp Techcombank có thể ra các quyết định quản trị hiệu quả và chủ động trong công tác quản trị rủi ro.
Tất cả các hoạt động trong thời gian tới sẽ đều hướng tới việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hỗ trợ bảo vệ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
ĐỊNH HƯỚNG CHO NĂM 2018, TECHCOMBANK SẼ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP. TECHCOMBANK SẼ ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO HỆ THỐNG PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TÍCH HỢP SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH TÍN DỤNG. TẤT CẢ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI SẼ ĐỀU HƯỚNG TỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO, HỖ TRỢ BẢO VỆ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.
GIÁ TRỊ CỦA SỰ VỮNG BỀN