Nhằm duy trì hệ số LDR một cách hiệu quả và chắc chắn, Techcombank đã chủ động điều tiết tăng quy mô tiền gửi của khách hàng theo từng giai đoạn trong năm. Số dư tiền gửi của khách hàng đạt mức 175.435 tỷ đồng (bao gồm 4.464 tỷ chứng chỉ tiền gửi) tại thời điểm cuối năm 2017, trong đó tiền gửi đến từ cá nhân tăng mạnh và chiếm 72% tổng huy động.
Mặc dù số dư tiền gửi không tăng trưởng nhiều trong năm 2017 nhưng tỷ trọng cơ cấu giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tích cực. Cụ thể, số dư tiền gửi có kỳ hạn được giữ bằng mức năm trước, và số dư tiền gửi không kỳ hạn đã tăng, nhờ đó tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động của toàn ngân hàng đạt mức 23,51% năm 2017 so với mức 22,7% năm 2016. Diễn biến này giúp cho Ngân hàng giảm sức ép về chi phí huy động, góp phần duy trì biên thu nhập lãi thuần (NIM) ở mức 3,90% - cao hơn mặt bằng chung của ngành ngân hàng.
Cơ cấu tiền gửi của khách hàng 31/12/2017 31/12/2016
Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ trọng
Tiền gửi có kỳ hạn * 134.192 76,49% 134.142 77,30%
Tiền gửi không kỳ hạn 38.235 21,79% 35.827 20,65%
Tiền ký quỹ 3.008 1,71% 3.569 2,06%
Tổng * 175.435 100% 173.537 100%
CƠ CẤU TIỀN GỬI THEO KHÁCH HÀNG (NGHÌN TỶ VNĐ) 2016 2017 Tổ chức kinh tế Cá nhân 173.537 175.435 +1% 36% 28% 64% 72%
31/12/2017 31/12/2016
Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ trọng
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 155.932 96,94% 138.204 96,91%
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 2.333 1,45% 2.166 1,52%
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 575 0,36% 397 0,28%
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 456 0,28% 475 0,33%
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 1.553 0,97% 1.375 0,96%
Trái phiếu VAMC 0 2.922
T.
rải qua thời kỳ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2012, Techcombank đã sớm tập trung đầu tư vào quản trị rủi ro tín dụng, chuyển đổi cách quản trị từ bị động giải quyết các tồn đọng sang