Duy trì tỷ lệ
Duy trì tỷ lệ trưởng tài sản kép (CARG) tới 14% trong 5 năm qua, là nhờ Ngân hàng áp dụng chính sách không trả cổ tức trong 5 năm liên tiếp. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế đến hết 2016 được giữ lại toàn bộ
để đầu tư, phục vụ cho tăng trưởng của Ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra, Techcombank đã sẵn sàng triển khai và áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tiêu chuẩn Basel II theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước.
Kiểm soát
rủi ro thanh khoản
Ủy ban Kiểm toán và rủi ro (ARCO) là cơ quan ban hành khung khẩu vị rủi ro cho toàn Ngân hàng. Hội đồng Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) là cơ quan thi hành và giám sát việc thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo tuân thủ khẩu vị rủi ro và các ngưỡng giới hạn/ngưỡng cảnh báo do ARCO quy định.
Ngoài ra, thử nghiệm sức căng thanh khoản cũng được thực hiện trong kịch bản sự kiện thanh khoản trên diện rộng toàn thị trường và kịch bản sự kiện xảy ra với riêng Techcombank.
Thử nghiệm sức căng thanh khoản được tiến hành định kỳ hàng tháng nhằm dự báo dòng tiền trong một giai đoạn nhất định, với giả định Ngân hàng phải đối mặt với một/ một số tình huống căng thẳng thanh khoản như tốc độ rút tiền gửi tăng nhanh, việc tiếp cận nguồn vốn liên ngân hàng hạn chế. Trên cơ sở đó, Techcombank đã xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản (LCP) để có biện pháp ứng phó kịp thời với những tình huống căng thẳng, giúp ngăn chặn khủng hoảng thanh khoản xảy ra.
Các tỷ lệ thanh khoản của Techcombank luôn được đảm bảo và đáp ứng yêu cầu theo quy định trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN, sửa đổi bởi TT 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN, TECHCOMBANK ĐÃ THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THANH KHOẢN NỘI BỘ, TRONG ĐÓ CÓ HỆ THỐNG QUẢN LÝ, ĐO LƯỜNG, GIÁM SÁT VÀ DỰ BÁO RỦI RO THANH KHOẢN.