4.4 Chứng khoán kinh doanh
4.4.1 Phân loại và ghi nhận
Chứng khoán kinh doanh bao gồm chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn được mua với mục đích kinh doanh. Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
4.4.2 Đo lường
Chứng khoán nợ kinh doanh niêm yết được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán xác định dựa trên tỷ suất sinh lợi được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chứng khoán nợ kinh doanh là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được ghi nhận theo giá gốc trừ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Thông tư 02 và Thông tư 09 như trình bày trong Thuyết minh 4.6.
Dự phòng rủi ro đối với chứng khoán kinh doanh được đề cập ở trên sẽ được hoàn nhập khi việc tăng lên sau đó của giá trị có thể thu hồi của chứng khoán kinh doanh là do sự kiện khách quan xảy ra sau khi khoản dự phòng được ghi nhận. Khoản dự phòng chỉ được hoàn nhập đến mức tối đa bằng giá trị ghi sổ của các chứng khoán này khi chưa lập dự phòng.
Lãi hoặc lỗ từ việc bán chứng khoán kinh doanh được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
4.4.3 Dừng ghi nhận
Chứng khoán kinh doanh được dừng ghi nhận khi các quyền lợi nhận các luồng tiền từ các chứng khoán này đã chấm dứt hoặc Ngân hàng đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích của việc sở hữu các chứng khoán này.
4.5 Các khoản cho vay khách hàng
Các khoản cho vay khách hàng được trình bày theo số dư nợ gốc trừ đi dự phòng rủi ro cho vay khách hàng.
Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản có thời hạn cho vay dưới 1 năm tính từ ngày giải ngân. Các khoản cho vay trung hạn có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm tính từ ngày giải ngân. Các khoản cho vay dài hạn có thời hạn cho vay trên 5 năm tính từ ngày giải ngân. Việc phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo Thông tư 02 và Thông tư 09 như trình bày trong Thuyết minh 4.6.
4.6 Phân loại nợ và mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro cho tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, cho vay khách hàng và ủy thác cấp tín dụng ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, cho vay khách hàng và ủy thác cấp tín dụng
Việc phân loại nợ đối với các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, cho vay khách hàng và ủy thác cấp tín dụng (gọi chung là “các khoản nợ”) được thực hiện theo phương pháp định lượng được quy định tại Điều 10 của Thông tư 02.
Dự phòng cụ thể tại ngày 31 tháng 12 được xác định bằng dư nợ sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được khấu trừ nhân với tỷ lệ dự phòng theo phân loại nhóm nợ tại ngày 30 tháng 11. Cơ sở xác định giá trị và giá trị khấu trừ của từng loại tài sản đảm bảo được quy định trong Thông tư 02.
Việc phân loại nợ và tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ cụ thể như sau:
Nhóm nợ Diễn giải Tỷ lệ dự phòng